Theo một báo cáo tài chính mới nhất, 20
CLB tham dự giải Premier League, trong đó có cả những “đại gia” như Man
Utd, Chelsea, Arsenal… đang nợ tổng số tiền lên tới 3,2 tỉ bảng!
Bản
kê khai của các CLB cho thấy, các khoản nợ tập trung vào giai đoạn giữa
năm 2008. Theo đó, Man Utd và Chelsea là 2 “con nợ” lớn nhất với số
tiền lần lượt lên tới 699 triệu bảng và 701 triệu bảng. “The Gunners”
là một trong số ít đội bóng lớn tại giải Ngoại hạng gần như không tham
gia thị trường chuyển nhượng nhưng cũng có số tiền nợ tới 416 triệu
bảng.
Trong số “tứ đại gia” chỉ có Liverpool có vẻ nhẹ gánh hơn
cả với số tiền nợ (141 triệu bảng) chỉ bằng 1/4 số tiền nợ của Man Utd
hay Chelsea.
Việc Man Utd nợ tới 699 triệu bảng mới nghe thật vô
lý vì mùa giải 2007-2008 là một trong những mùa giải thành công nhất
của “Quỷ đỏ” với cúp đúp danh hiệu vô địch Premier League và Champions
League. Nhưng tất cả đều có nguyên do của nó.
Ngược thời gian
trở lại năm 2005, thời điểm gia đình tỉ phú người Mỹ Glazer mua lại CLB
Man Utd với giá hơn 600 triệu bảng. Nhưng ít ai biết được rằng, gần như
toàn bộ số tiền này gia đình Glazer đều vay của ngân hàng và giờ họ
trút toàn bộ số nợ lên đôi vai của “Quỷ đỏ”. Điều đó lý giải vì sao Man
Utd thi đấu thành công nhưng vẫn nợ cả núi tiền!
Liverpool cũng
rơi vào tình cảnh tương tự như Man Utd. Một nửa số tiền mua lại đội
bóng được 2 ông chủ người Bắc Mỹ vay của ngân hàng năm 2007. Kết quả là
tới nay, Liverpool vẫn đang nợ khoản tiền lên tới 141 triệu bảng, cho
dù mùa giải này họ đạt mức lợi nhuận sau thuế 16,8 triệu bảng.
Doanh
thu của "Lữ đoàn đỏ" đã tăng từ 220 triệu bảng năm ngoái lên tới 262
triệu khi kết thúc mùa giải này. Tuy nhiên, Liverpool cũng chi cho phí
chuyển nhượng tăng 30% so với năm ngoái để chiêu mộ Javier Mascherano,
Diego Cavalieri, Andrea Dossena, David Ngog và Robbie Keane.
Còn
về phía Chelsea thì lại hoàn toàn khác. “The Blues” không vay ngân hàng
mà số tiền họ nợ lại chính từ chủ tịch Abramovich. Kể từ khi mua lại
đội bóng, thay vì phải đi vay ngân hàng, vị tỉ phú người Nga này đã
cho BLĐ đội “vay” hàng trăm triệu bảng để chiêu mộ các tài năng tới với
sân Stamford Bridge và để chi trả quỹ lương ngày một phình to.
Dù
đã có được chức vô địch giải Ngoại hạng nhưng thành công đó cũng không
đủ để Chelsea bù đắp lại số tiền đã bỏ ra và tới thời điểm này số tiền
nợ đã lên tới 701 triệu. Theo thông tin mới nhất, tỉ phú Abramovich đã
quyết định giảm gần một nửa số nợ xuống còn 339 triệu bảng cho Chelsea.
Trong
số này chỉ có duy nhất Arsenal là đi vay để thực hiện cho kế hoạch đầu
tư dài hơi cho tương lai. Đầu tiên Arsenal vay 260 triệu bảng để xây
sân vận động Emirates khang trang và rộng rãi hơn. Với 60.000 chỗ ngồi,
sân Emirates hứa hẹn sẽ đem về cho đội bóng chủ quản số tiền vé rất lớn
mỗi mùa bóng cộng thêm các khoản thu từ các quầy hàng, nhà nghỉ cao cấp.
Tiếp
theo đó, “The Gunners” huy động tiếp 133 triệu bảng để biến sân
Highbury cũ thành một tổ hợp các căn hộ cao cấp để kinh doanh. Đó là
chiến lược kinh doanh đúng đắn của “Thùng thuốc súng” nhưng chỉ có điều
họ đã không gặp may trong thời gian này do giá nhà đất đang giảm mạnh.
Không
như “tứ đại gia” được bảo trợ bởi các vị tỉ phú giàu có, các đội bóng
nhỏ tại Anh đang phải vật lộn từng tháng ngày để có một nền tài chính
đủ mạnh trụ lại giải ngoại hạng.
Điều này giải thích vì sao
các đội bóng nhỏ luôn kêu gọi sự ủng hộ và góp vốn từ các công ty,
doanh nghiệp trong vùng. Mới đây, “mèo đen’ Sunderland đã công bố cổ
đông lớn là Cty Ellis Short có trụ sở tại Dallas. Còn Portsmouth cũng
vui vẻ công bố “mạnh thường quân” của mình là một tỉ phú người A rập
Sulaiman Al Fahim.
Bất chấp bức tranh ảm đảm về tài chính, các
CLB tại giải Ngoại hạng Anh đều một mực cho rằng họ hoàn toàn có thể
kiểm soát những khoản nợ của mình nhờ việc bán bản quyền hình ảnh cho
các hãng truyền hình, tiền vé, áo đấu….
Dù mạnh miệng như vậy
nhưng bản thân các đội bóng cũng hiểu nếu không có những biện pháp
thiết thực để hạn chế chi phí đang ngày một tăng như quỹ lương cho cầu
thủ, thành phần lãnh đạo, phí chuyển nhượng… tới một lúc nào đó khi
không thể hãm lại được tất cả sẽ “vỡ” như bong bóng xà phòng!
CLB tham dự giải Premier League, trong đó có cả những “đại gia” như Man
Utd, Chelsea, Arsenal… đang nợ tổng số tiền lên tới 3,2 tỉ bảng!
Các CĐV Arsenal đeo mặt nạ Glazer để châm chọc những khoản nợ ngất ngưởng của Man Utd |
kê khai của các CLB cho thấy, các khoản nợ tập trung vào giai đoạn giữa
năm 2008. Theo đó, Man Utd và Chelsea là 2 “con nợ” lớn nhất với số
tiền lần lượt lên tới 699 triệu bảng và 701 triệu bảng. “The Gunners”
là một trong số ít đội bóng lớn tại giải Ngoại hạng gần như không tham
gia thị trường chuyển nhượng nhưng cũng có số tiền nợ tới 416 triệu
bảng.
Trong số “tứ đại gia” chỉ có Liverpool có vẻ nhẹ gánh hơn
cả với số tiền nợ (141 triệu bảng) chỉ bằng 1/4 số tiền nợ của Man Utd
hay Chelsea.
Việc Man Utd nợ tới 699 triệu bảng mới nghe thật vô
lý vì mùa giải 2007-2008 là một trong những mùa giải thành công nhất
của “Quỷ đỏ” với cúp đúp danh hiệu vô địch Premier League và Champions
League. Nhưng tất cả đều có nguyên do của nó.
Ngược thời gian
trở lại năm 2005, thời điểm gia đình tỉ phú người Mỹ Glazer mua lại CLB
Man Utd với giá hơn 600 triệu bảng. Nhưng ít ai biết được rằng, gần như
toàn bộ số tiền này gia đình Glazer đều vay của ngân hàng và giờ họ
trút toàn bộ số nợ lên đôi vai của “Quỷ đỏ”. Điều đó lý giải vì sao Man
Utd thi đấu thành công nhưng vẫn nợ cả núi tiền!
Liverpool cũng
rơi vào tình cảnh tương tự như Man Utd. Một nửa số tiền mua lại đội
bóng được 2 ông chủ người Bắc Mỹ vay của ngân hàng năm 2007. Kết quả là
tới nay, Liverpool vẫn đang nợ khoản tiền lên tới 141 triệu bảng, cho
dù mùa giải này họ đạt mức lợi nhuận sau thuế 16,8 triệu bảng.
Doanh
thu của "Lữ đoàn đỏ" đã tăng từ 220 triệu bảng năm ngoái lên tới 262
triệu khi kết thúc mùa giải này. Tuy nhiên, Liverpool cũng chi cho phí
chuyển nhượng tăng 30% so với năm ngoái để chiêu mộ Javier Mascherano,
Diego Cavalieri, Andrea Dossena, David Ngog và Robbie Keane.
Còn
về phía Chelsea thì lại hoàn toàn khác. “The Blues” không vay ngân hàng
mà số tiền họ nợ lại chính từ chủ tịch Abramovich. Kể từ khi mua lại
đội bóng, thay vì phải đi vay ngân hàng, vị tỉ phú người Nga này đã
cho BLĐ đội “vay” hàng trăm triệu bảng để chiêu mộ các tài năng tới với
sân Stamford Bridge và để chi trả quỹ lương ngày một phình to.
Dù
đã có được chức vô địch giải Ngoại hạng nhưng thành công đó cũng không
đủ để Chelsea bù đắp lại số tiền đã bỏ ra và tới thời điểm này số tiền
nợ đã lên tới 701 triệu. Theo thông tin mới nhất, tỉ phú Abramovich đã
quyết định giảm gần một nửa số nợ xuống còn 339 triệu bảng cho Chelsea.
Trong
số này chỉ có duy nhất Arsenal là đi vay để thực hiện cho kế hoạch đầu
tư dài hơi cho tương lai. Đầu tiên Arsenal vay 260 triệu bảng để xây
sân vận động Emirates khang trang và rộng rãi hơn. Với 60.000 chỗ ngồi,
sân Emirates hứa hẹn sẽ đem về cho đội bóng chủ quản số tiền vé rất lớn
mỗi mùa bóng cộng thêm các khoản thu từ các quầy hàng, nhà nghỉ cao cấp.
Tiếp
theo đó, “The Gunners” huy động tiếp 133 triệu bảng để biến sân
Highbury cũ thành một tổ hợp các căn hộ cao cấp để kinh doanh. Đó là
chiến lược kinh doanh đúng đắn của “Thùng thuốc súng” nhưng chỉ có điều
họ đã không gặp may trong thời gian này do giá nhà đất đang giảm mạnh.
Không
như “tứ đại gia” được bảo trợ bởi các vị tỉ phú giàu có, các đội bóng
nhỏ tại Anh đang phải vật lộn từng tháng ngày để có một nền tài chính
đủ mạnh trụ lại giải ngoại hạng.
Điều này giải thích vì sao
các đội bóng nhỏ luôn kêu gọi sự ủng hộ và góp vốn từ các công ty,
doanh nghiệp trong vùng. Mới đây, “mèo đen’ Sunderland đã công bố cổ
đông lớn là Cty Ellis Short có trụ sở tại Dallas. Còn Portsmouth cũng
vui vẻ công bố “mạnh thường quân” của mình là một tỉ phú người A rập
Sulaiman Al Fahim.
Bất chấp bức tranh ảm đảm về tài chính, các
CLB tại giải Ngoại hạng Anh đều một mực cho rằng họ hoàn toàn có thể
kiểm soát những khoản nợ của mình nhờ việc bán bản quyền hình ảnh cho
các hãng truyền hình, tiền vé, áo đấu….
Dù mạnh miệng như vậy
nhưng bản thân các đội bóng cũng hiểu nếu không có những biện pháp
thiết thực để hạn chế chi phí đang ngày một tăng như quỹ lương cho cầu
thủ, thành phần lãnh đạo, phí chuyển nhượng… tới một lúc nào đó khi
không thể hãm lại được tất cả sẽ “vỡ” như bong bóng xà phòng!