Người thắng và kẻ thua ở giải Ngoại hạng 2008-2009
Chỉ làm việc theo hợp đồng ngắn hạn, Hiddink vẫn tạo nên ấn tượng đặc biệt khi vực dậy một Chelsea tưởng sắp kiệt quệ hồi tháng 2/2009. Ngược lại, Scolari, Bentley... khởi đầu mùa bóng với bao kỳ vọng, nhưng rồi sớm trở thành những nỗi thất vọng lớn nhất.
MU xứng đáng là cái tên đầu tiên được nhắc đến như điển hình thành công mùa này. Họ "khai vị" bằng việc bỏ túi Siêu Cup Anh, dễ dàng chinh phục danh hiệu thứ hai - FIFA Club World Cup 2008 - ở Tokyo. Tuy không thành công tại Cup FA, nơi họ bị Everton loại ở bán kết, "Quỷ đỏ" vẫn có một mùa giải bội thu khi lên ngôi ở Cup Liên đoàn và đang chờ "gặt" nốt Cup Champions League.
Chỉ thoát xuống hạng vào những thời khắc cuối cùng mùa trước và với nguồn lực có hạn, không nhiều người tin Fulham sẽ tái hiện được điều thần kỳ. Tuy nhiên, nhờ tài lèo lái của HLV Roy Hodgson, CLB thành London chẳng những dễ dàng giành quyền trụ lại Premiership, mà còn ngấp nghé nhóm dự Cup châu Âu mùa tới. Con số 20 điểm nhiều hơn cùng thời điểm này mùa trước là minh chứng hùng hồn cho sự diệu kỳ mà nhà cầm quân người Thụy Sĩ tạo nên ở Fulham.
Với HLV Harry Redknapp, từ bỏ Portsmouth để đến với Tottenham hồi cuối tháng 10/2008 là quyết định có tính bước ngoặt. Nó không chỉ giúp ông có cơ hội làm việc ở đội bóng lớn đầu tiên trong đời, mà còn hứa hẹn đem lại những thành công lớn trong chặng cuối nghiệp cầm quân. Thực tế cho thấy, đây là lựa chọn không tồi. Redknapp được tung hô như một vị thánh khi ông nhanh chóng đưa Tottenham trở lại nửa trên bảng xếp hạng, sau bước khởi đầu tồi nhất lịch sử (xếp chót bảng, được 2 điểm sau 8 trận đầu).
Bất kể Hull City có trụ hạng hay không, mùa giải này vẫn được xem là một thành công ngoài mong đợi với thủ quân Ian Ashbee. Tiền vệ 34 là trường hợp hiếm hoi, gắn bó với Hull từ năm 2002 và cùng CLB này thăng 4 hạng, lần lượt từ hạng 2 đến giải Ngoại hạng hiện nay.
Tương tự Hodgson ở Fulham, Everton cũng không thật sự dồi dào về tiền bạc và con người. Nhưng nhờ bàn tay nhào nặn và mưu lược của HLV David Moyes, CLB vùng Merseyside vẫn ổn định trong top 6 giải Ngoại hạng. Đội bóng dưới quyền Moyes thậm chí còn làm các fan và ban lãnh đạo ngất ngây khi vượt qua MU để vào trận tranh Cup FA với Chelsea ngày 30/5 tới. Trong mắt các ông chủ sân Goodison Park, David Moyes luôn là HLV số một thế giới.
Cảnh tay trắng như mọi năm lại tái diễn, nhưng với Man City, đây vẫn là một mùa giải thắng lợi của họ, đặc biệt trên phương diện tài chính. Vụ chuyển giao hồi cuối tháng 8 năm ngoái đã biến "Man xanh" từ một kẻ nghèo hèn trong bóng đá Anh thành đội bóng giàu có số một thế giới, nhờ núi tiền của các ông chủ mới người Ảrập. Họ nẫng Robinho ngay trước mũi Chelsea và suýt tậu được Kaka, điều mà trước đây, ngay cả trong giấc mơ, các fan Man City cũng chẳng dám nghĩ tới.
Liverpool thêm một lần không với tới vô địch giải Ngoại hạng và cán đích với hai bàn tay trắng. Nhưng thủ quân Steven Gerrard của họ thì có một mùa giải thành công rực rỡ. Anh chói sáng khi giữ vai trò hộ công trong sơ đồ 4-2-3-1 và trở thành tay săn bàn số một của đội, với 24 bàn trên các mặt trận. Đây chính là cơ sở để Hiệp hội các nhà báo thể thao Anh tôn vinh Gerrard làm Cầu thủ hay nhất mùa này, bất chấp sự hiện diện của 6 cầu thủ MU trong danh sách đề cử.
Khi HLV Guus Hiddink mới đến, Chelsea như một đống hoang tàn, đổ nát, một tập thể gồm nhiều ngôi sao nhưng luôn coi trọng cái tôi cá nhân hơn lợi ích của đội bóng. Thậm chí, ban lãnh đạo đã nghĩ đến khả năng đen tối nhất - Chelsea bị đánh bật khỏi top 4. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn dưới tay "Phù thủy Hà Lan", Chelsea lấy lại sức mạnh và hình ảnh đại gia quen thuộc. Họ cầm chắc một suất trong top 3 giải Ngoại hạng, vào chung kết Cup FA và suýt đoạt vé dự chung kết Champions League năm thứ hai liên tiếp.
Trước thời điểm mùa giải bắt đầu, Stoke City của HLV Tony Pulis bị chỉ mặt như là ứng cử viên số một cho một suất trở lại giải Hạng nhất. Tuy nhiên, đội bóng lần đầu được đứng dưới ánh mặt trời Premiership đã gây hết bất ngờ này đến bất ngờ khác và hiện đứng thứ 11 trên bảng tổng sắp, hơn nhóm cầm đèn đỏ những 11 điểm. Ngoài tinh thần quả cảm, thứ vũ khí duy nhất còn lại giúp họ trụ hạng chỉ là những cú ném biên như bắn đại bác của hậu vệ Rory Delap.
Ở tuổi 36, khi nhiều đồng nghiệp treo giày, chuyển sang nghiệp huấn luyện, hoặc tìm đến nơi nào đó ở Trung Đông hay Bắc Mỹ để dưỡng già, Ryan Giggs vẫn miệt mài ra sân cày ải cho MU. Với 800 trận khoác áo "Quỷ đỏ" và thành tích ghi bàn ở tất cả các mùa giải Ngoại hạng kể từ khi giải đấu này ra đời năm 1992, anh đã được các đồng nghiệp trong Hiệp hội cầu thủ nhà nghề Anh (PFA) chọn làm Cầu thủ hay nhất bóng đá Anh mùa này.
Trong số những kẻ thất bại, Didier Drogba xứng đáng là cái tên nổi bật, dù anh chơi không hề tồi dưới thời Hiddink trong giai đoạn cuối mùa. Siêu sao người Bờ Biển Ngà khởi đầu bằng một loạt chấn thương, khiến anh mất suất đá chính vào tay Nicolas Anelka. Tiếp đến, anh bị cấm thi đấu 3 trận và bị cảnh sát cảnh cáo vì scandal ném đồng xu vào các fan Burnley ở Cup Liên đoàn hồi tháng 11/2008. Cuối mùa giải, Drobga trở thành tâm điểm chú ý trên các phương tiện truyền thông nhờ ... vụ phát cuồng với trọng tài Tom Henning Ovrebo trong trận bán kết lượt về Champions League.
Với bản thành tích chói lọi mà đỉnh cao là chức vô địch World Cup 2002 cùng tuyển Brazil, Luiz Felipe Scolari được kỳ vọng sẽ giúp Chelsea trở lại đỉnh cao vinh quang như hai năm đầu thời Mourinho. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, Scolari nhanh chóng bộc lộ hạn chế của một HLV thiếu kinh nghiệm thực tiễn trong bóng đá cấp CLB châu Âu. Càng cố gắng, áp lực càng đè nặng lên HLV nổi tiếng nóng tính này, bởi Chelsea ngày một sa sút. Tháng 2/2009, ông bị sa thải.
Khi Paul Ince được chỉ định làm HLV trưởng Blackburn hồi trung tuần tháng 6/2008, tờ Sun (Anh) đã ví von sự kiện này là "một tay đua xe môtô bất ngờ được cầm lái chiếc xe F1" và nghi ngờ khả năng thành công của cựu tiền vệ Liverpool. Những hồ nghi ấy nhanh chóng sáng tỏ, bởi sau 17 trận tại giải Ngoại hạng, Ince bị sa thải vì thành tích "giúp" Blackburn xếp thứ hai từ... dưới lên. Tony Adams thậm chí còn "đoản thọ" hơn cả Ince, khi bị Portsmouth sa thải chỉ 2 tháng và 16 trận sau thời điểm được chỉ định lên thay Harry Redknapp.
Với David Bentley, khi chia tay Blackburn hè 2008, anh đã mơ đổi đời, góp mặt ở top đầu giải Ngoại hạng và tranh tài ở Cup châu Âu sau bản hợp đồng 15 triệu bảng sang Tottenham. Nhưng hiện thực thì khác hoàn toàn. Sau bước khởi đầu tồi tệ dưới thời Juande Ramos, cầu thủ chạy cánh phải này bị HLV mới đến Harry Redknapp gạt khỏi đội hình chính. Nhiều khả năng, Bentley sẽ được bán đi trong hè này để Tottenham có thêm tiền tái đầu tư vào các vụ tuyển mộ khác.
Chỉ làm việc theo hợp đồng ngắn hạn, Hiddink vẫn tạo nên ấn tượng đặc biệt khi vực dậy một Chelsea tưởng sắp kiệt quệ hồi tháng 2/2009. Ngược lại, Scolari, Bentley... khởi đầu mùa bóng với bao kỳ vọng, nhưng rồi sớm trở thành những nỗi thất vọng lớn nhất.
MU xứng đáng là cái tên đầu tiên được nhắc đến như điển hình thành công mùa này. Họ "khai vị" bằng việc bỏ túi Siêu Cup Anh, dễ dàng chinh phục danh hiệu thứ hai - FIFA Club World Cup 2008 - ở Tokyo. Tuy không thành công tại Cup FA, nơi họ bị Everton loại ở bán kết, "Quỷ đỏ" vẫn có một mùa giải bội thu khi lên ngôi ở Cup Liên đoàn và đang chờ "gặt" nốt Cup Champions League.
Chỉ thoát xuống hạng vào những thời khắc cuối cùng mùa trước và với nguồn lực có hạn, không nhiều người tin Fulham sẽ tái hiện được điều thần kỳ. Tuy nhiên, nhờ tài lèo lái của HLV Roy Hodgson, CLB thành London chẳng những dễ dàng giành quyền trụ lại Premiership, mà còn ngấp nghé nhóm dự Cup châu Âu mùa tới. Con số 20 điểm nhiều hơn cùng thời điểm này mùa trước là minh chứng hùng hồn cho sự diệu kỳ mà nhà cầm quân người Thụy Sĩ tạo nên ở Fulham.
Với tài "liệu cơm gắp mắm", Hodgson (áo vest, giữa) đã biến Fulham thành một chú ngựa ô thực thụ tại giải Ngoại hạng 2008-2009. Ảnh: Reuters. |
Với HLV Harry Redknapp, từ bỏ Portsmouth để đến với Tottenham hồi cuối tháng 10/2008 là quyết định có tính bước ngoặt. Nó không chỉ giúp ông có cơ hội làm việc ở đội bóng lớn đầu tiên trong đời, mà còn hứa hẹn đem lại những thành công lớn trong chặng cuối nghiệp cầm quân. Thực tế cho thấy, đây là lựa chọn không tồi. Redknapp được tung hô như một vị thánh khi ông nhanh chóng đưa Tottenham trở lại nửa trên bảng xếp hạng, sau bước khởi đầu tồi nhất lịch sử (xếp chót bảng, được 2 điểm sau 8 trận đầu).
Bất kể Hull City có trụ hạng hay không, mùa giải này vẫn được xem là một thành công ngoài mong đợi với thủ quân Ian Ashbee. Tiền vệ 34 là trường hợp hiếm hoi, gắn bó với Hull từ năm 2002 và cùng CLB này thăng 4 hạng, lần lượt từ hạng 2 đến giải Ngoại hạng hiện nay.
Tương tự Hodgson ở Fulham, Everton cũng không thật sự dồi dào về tiền bạc và con người. Nhưng nhờ bàn tay nhào nặn và mưu lược của HLV David Moyes, CLB vùng Merseyside vẫn ổn định trong top 6 giải Ngoại hạng. Đội bóng dưới quyền Moyes thậm chí còn làm các fan và ban lãnh đạo ngất ngây khi vượt qua MU để vào trận tranh Cup FA với Chelsea ngày 30/5 tới. Trong mắt các ông chủ sân Goodison Park, David Moyes luôn là HLV số một thế giới.
Cảnh tay trắng như mọi năm lại tái diễn, nhưng với Man City, đây vẫn là một mùa giải thắng lợi của họ, đặc biệt trên phương diện tài chính. Vụ chuyển giao hồi cuối tháng 8 năm ngoái đã biến "Man xanh" từ một kẻ nghèo hèn trong bóng đá Anh thành đội bóng giàu có số một thế giới, nhờ núi tiền của các ông chủ mới người Ảrập. Họ nẫng Robinho ngay trước mũi Chelsea và suýt tậu được Kaka, điều mà trước đây, ngay cả trong giấc mơ, các fan Man City cũng chẳng dám nghĩ tới.
Tiền bạc của các ông chủ Ảrập, sự hiện diện của những ngôi sao lớn như Robinho khiến tên tuổi Man City nổi như cồn mùa này. Ảnh: Getty Images. |
Liverpool thêm một lần không với tới vô địch giải Ngoại hạng và cán đích với hai bàn tay trắng. Nhưng thủ quân Steven Gerrard của họ thì có một mùa giải thành công rực rỡ. Anh chói sáng khi giữ vai trò hộ công trong sơ đồ 4-2-3-1 và trở thành tay săn bàn số một của đội, với 24 bàn trên các mặt trận. Đây chính là cơ sở để Hiệp hội các nhà báo thể thao Anh tôn vinh Gerrard làm Cầu thủ hay nhất mùa này, bất chấp sự hiện diện của 6 cầu thủ MU trong danh sách đề cử.
Khi HLV Guus Hiddink mới đến, Chelsea như một đống hoang tàn, đổ nát, một tập thể gồm nhiều ngôi sao nhưng luôn coi trọng cái tôi cá nhân hơn lợi ích của đội bóng. Thậm chí, ban lãnh đạo đã nghĩ đến khả năng đen tối nhất - Chelsea bị đánh bật khỏi top 4. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn dưới tay "Phù thủy Hà Lan", Chelsea lấy lại sức mạnh và hình ảnh đại gia quen thuộc. Họ cầm chắc một suất trong top 3 giải Ngoại hạng, vào chung kết Cup FA và suýt đoạt vé dự chung kết Champions League năm thứ hai liên tiếp.
Trước thời điểm mùa giải bắt đầu, Stoke City của HLV Tony Pulis bị chỉ mặt như là ứng cử viên số một cho một suất trở lại giải Hạng nhất. Tuy nhiên, đội bóng lần đầu được đứng dưới ánh mặt trời Premiership đã gây hết bất ngờ này đến bất ngờ khác và hiện đứng thứ 11 trên bảng tổng sắp, hơn nhóm cầm đèn đỏ những 11 điểm. Ngoài tinh thần quả cảm, thứ vũ khí duy nhất còn lại giúp họ trụ hạng chỉ là những cú ném biên như bắn đại bác của hậu vệ Rory Delap.
Ở tuổi 36, khi nhiều đồng nghiệp treo giày, chuyển sang nghiệp huấn luyện, hoặc tìm đến nơi nào đó ở Trung Đông hay Bắc Mỹ để dưỡng già, Ryan Giggs vẫn miệt mài ra sân cày ải cho MU. Với 800 trận khoác áo "Quỷ đỏ" và thành tích ghi bàn ở tất cả các mùa giải Ngoại hạng kể từ khi giải đấu này ra đời năm 1992, anh đã được các đồng nghiệp trong Hiệp hội cầu thủ nhà nghề Anh (PFA) chọn làm Cầu thủ hay nhất bóng đá Anh mùa này.
Drogba và Scolari là những cái tên cộm cán nhất trong danh sách những kẻ thất bại tại giải Ngoại hạng mùa này. Ảnh: Reuters. |
Trong số những kẻ thất bại, Didier Drogba xứng đáng là cái tên nổi bật, dù anh chơi không hề tồi dưới thời Hiddink trong giai đoạn cuối mùa. Siêu sao người Bờ Biển Ngà khởi đầu bằng một loạt chấn thương, khiến anh mất suất đá chính vào tay Nicolas Anelka. Tiếp đến, anh bị cấm thi đấu 3 trận và bị cảnh sát cảnh cáo vì scandal ném đồng xu vào các fan Burnley ở Cup Liên đoàn hồi tháng 11/2008. Cuối mùa giải, Drobga trở thành tâm điểm chú ý trên các phương tiện truyền thông nhờ ... vụ phát cuồng với trọng tài Tom Henning Ovrebo trong trận bán kết lượt về Champions League.
Với bản thành tích chói lọi mà đỉnh cao là chức vô địch World Cup 2002 cùng tuyển Brazil, Luiz Felipe Scolari được kỳ vọng sẽ giúp Chelsea trở lại đỉnh cao vinh quang như hai năm đầu thời Mourinho. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, Scolari nhanh chóng bộc lộ hạn chế của một HLV thiếu kinh nghiệm thực tiễn trong bóng đá cấp CLB châu Âu. Càng cố gắng, áp lực càng đè nặng lên HLV nổi tiếng nóng tính này, bởi Chelsea ngày một sa sút. Tháng 2/2009, ông bị sa thải.
Khi Paul Ince được chỉ định làm HLV trưởng Blackburn hồi trung tuần tháng 6/2008, tờ Sun (Anh) đã ví von sự kiện này là "một tay đua xe môtô bất ngờ được cầm lái chiếc xe F1" và nghi ngờ khả năng thành công của cựu tiền vệ Liverpool. Những hồ nghi ấy nhanh chóng sáng tỏ, bởi sau 17 trận tại giải Ngoại hạng, Ince bị sa thải vì thành tích "giúp" Blackburn xếp thứ hai từ... dưới lên. Tony Adams thậm chí còn "đoản thọ" hơn cả Ince, khi bị Portsmouth sa thải chỉ 2 tháng và 16 trận sau thời điểm được chỉ định lên thay Harry Redknapp.
Với David Bentley, khi chia tay Blackburn hè 2008, anh đã mơ đổi đời, góp mặt ở top đầu giải Ngoại hạng và tranh tài ở Cup châu Âu sau bản hợp đồng 15 triệu bảng sang Tottenham. Nhưng hiện thực thì khác hoàn toàn. Sau bước khởi đầu tồi tệ dưới thời Juande Ramos, cầu thủ chạy cánh phải này bị HLV mới đến Harry Redknapp gạt khỏi đội hình chính. Nhiều khả năng, Bentley sẽ được bán đi trong hè này để Tottenham có thêm tiền tái đầu tư vào các vụ tuyển mộ khác.