Cha mất năm 2005, hai năm sau đó mẹ đi thêm bước nữa rồi cũng bỏ đi. Đã 2 năm nay, một mình em sống đơn độc trong căn nhà tình thương sụp trước, rách sau, rồi tự mình phải lo tất cả và đến trường.
Chúng tôi thật sự xúc động khi biết đến hoàn cảnh của em Bùi Thị Mộng Kiều (17 tuổi, ngụ khóm Mỹ Phú Cù Lao, thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh) đang một thân, một mình mưu sinh và lo đường học vấn cho mình.
Một buổi sáng đầu tháng 4, từ Quốc lộ 1A đoạn ngã 3 An Thái Trung (tỉnh Tiền Giang), chúng tôi men theo Quốc lộ 30 khoảng 30km để đến thị trấn Mỹ Thọ của huyện Cao Lãnh tìm gặp em học sinh khốn khó trên.
Vào trường THCS thị trấn Mỹ Thọ, nơi em Kiều đang học lớp 9A1, hỏi thăm thầy cô giáo ở trường thì ai cũng tỏ ra ngậm ngùi trước cảnh đời của em. Ngay lúc đó, lớp em cũng vừa tan, chúng tôi cùng theo em về nhà. Đường từ trường đến nhà em chừng 5 cây số, nhưng nhìn em học sinh lớp 9 nhỏ nhắn đạp chiếc xe cà tàng giữa trưa nắng, mồ hôi nhễ nhãi khiến chúng tôi hết sức chạnh lòng.
Đường về nhà em còn phải rẽ vào một con lộ nhỏ, đầy đá lổm chổm, ghập ghềnh. Vừa đi em vừa cho biết, đá ở con đường này đã đâm thủng biết bao nhiều lần vỏ xe đạp của em, làm em tốn tiền để vá, rồi bị trễ học là chuyện thường xuyên xảy ra. Nhìn qua chiếc xe đạp cà tàng của em: vỏ xe đã cũ, lại bị mòn, sườn xe, tăm xe và nhiều bộ phận khác cứ kêu lập cập tưởng như có thể bung ra bất cứ lúc nào.
Kiều và chiếc xe đạp cà tàng đi giao senBước vào nhà em, tất cả những gì chúng tôi nhìn thấy là một chiếc giường cũ chiếm gần hết diện tích nhà trước, một cái tivi “ thời cổ” trắng đen, giữa nhà là bàn thờ cha của em và… không còn gì nữa.
Kể chuyện với chúng tôi, em Kiều bộc bạch: “Trước đây, gia đình em có tất cả 4 người, ngoài cha mẹ và em thì còn 1 em trai nữa. Cha mẹ thì làm thuê, làm mướn để kiếm sống và nuôi hai chị em ăn học. Năm 2005, chẳng may cha em bị bệnh rồi mất, lúc đó em mới học lớp 5. Cái chết của cha thật sự là một mất mát lớn đối với gia đình em. Những gánh nặng mưu sinh, chi phí ăn học đều do mẹ em gánh lấy. Nhưng rồi cũng chỉ được 2 năm, năm 2007 mẹ em đi thêm bước nữa rồi mang theo đứa em trai của em ra đi. Lúc đó em mới học lớp 7, một mình em bắt đầu sống đơn độc, tự lo cho bản thân tất cả mọi thứ”.
“Lúc đầu em sợ lắm vì ban đêm phải ngủ một mình, rồi lo nghĩ không biết làm gì có tiền để mua gạo ăn, tiền đâu đi học và những vụn vặt khác. Nhưng rồi cũng được hàng xóm thương tình mà em mới vượt qua được”, Kiều nói.
Để có tiền ăn học, Kiều nhận gương sen về nhà tách lấy hạt, chà sạch, thụt bỏ nhị rồi giao lại cho người ta. Mỗi lần lấy 3kg gương sen, làm xong thì còn 1kg hạt sen, người ta trả cho em 10.000 đồng. “Mấy tuần trước đây chỉ có 8.000 đồng thôi, không biết sao họ lên giá, em có thêm 2.000 đồng để dùng cho việc học nữa”, Kiều kể.
Thường ngày nào không đi học thêm (học buổi chiều) thì em làm từ 2h chiều đến 8-9h tối. Còn ngày nào đi học thêm thì em làm từ 4h chiều cho đến 11-12h khuya. Em cho biết, làm như thế mới giao kịp sen cho người ta. Chính vì thế 2.000 đồng đối với em quý giá lắm.
Công việc làm hạt sen mang lại nguồn tài chính duy nhất để trang trải cuộc sống hiện tại của em
Em cho biết, hiện tiền học phí thì nhà trường miễn giảm toàn bộ nên cũng đỡ cho em phần nào. Nhưng những chi phí khác thì 10.000 đồng đối với ai đó quá nhỏ nhặt nhưng quả thật đối với em là một con số lớn. Bởi 10.000 đồng đó em dùng để mua gạo, mua cá, mua đồ dùng học tập và những chi phí khác. Đến trường em không bao giờ ăn hay uống quà vặt gì. Nhiều khi khát nước thì gắng nhịn, có khát lắm thì cũng chỉ trích 500 đồng mua ly trà đá uống.
“Chiếc xe đạp cà tàng này mua từ lúc ba em còn sống, nhưng giờ cũ quá rồi. Nhiều khi làm sen mấy ngày dành được vài chục ngàn đồng chưa kịp dùng gì đã phải bỏ ra để sửa, mà cứ vài ngày là xe của em lại bị hư”, Kiều cười buồn.
Căn nhà em đang ở, mùa mưa coi như không còn chỗ ngủ vì hầu như chỗ nào cũng bị tạt nước. Chị Nguyễn Cẩm Nhung, một hàng xóm bên cạnh cho biết, nhiều khi mưa lớn em nó phải chạy qua nhà chị ở. Do em nó ở một mình lại đang tuổi mới lớn nên hàng xóm chúng tôi thương tình cũng luôn trông coi, xem chừng tụi thanh niên, những người say rượu đến chọc phá. Em nó còn người thân nhưng cũng nghèo vì thế không giúp đỡ được gì, chỉ có thể gửi gắm cho bà con hàng xóm trông nom”.
Em đã sống một mình trong căn nhà này suốt 2 năm quaCuộc sống của em Mộng Kiều thì nhịn đói nhiều hơn ăn no. Chị hàng xóm cho chúng tôi biết: “Nhiều lần đi học về thấy không còn gạo thì em nó nhịn đói qua ngày. Nhiều khi qua nhà hỏi thì em nó nói ăn cơm rồi nhưng thật ra em nó đang đói mà chúng tôi đâu hay biết gì. Hỏi sao không qua nhà tôi mượn gạo thì em nó nói mượn nhiều rồi, mượn hoài biết lấy gì mà trả. Do làm sen không phải ngày nào cũng có nên tiền bạc trong túi của em có lúc nào được chục ngàn đâu, nhiều lúc mua 1 trứng vịt hay trứng gà về luộc để ăn cả ngày, hoặc có khi mua nửa ký cá khô có vài con mà phải ăn cả tháng trời”.
Năm lớp 8 em đã định nghỉ học vì hoàn cảnh khó khăn quá. Những năm cấp 1, em học rất khá, nhưng từ lúc cha em mất, mẹ bỏ đi thì học lực của em xuống mức trung bình. Nhìn bạn bè ai cũng có điều kiện hơn mình nên em rất buồn và chán nản. Nhưng rồi nhờ sự động viên của bà con hàng xóm nên em tiếp tục học. Cũng đã gần đến kỳ thi học kỳ 2 nhưng ngày nào em cũng phải bỏ khá nhiều thời gian để làm sen kiếm tiền.
Cô Trần Thị Kim Khoa - Phó hiệu trưởng Trường THCS Thị trấn Mỹ Thọ cho biết, “hoàn cảnh của em Kiều rất đặc biệt, phải sống một mình tự lo cho bản thân, em là một học sinh rất có nghị lực trong cuộc sống, việc học của mình. Nhà trường rất quan tâm đến hoàn cảnh của em, nhưng cũng chỉ có thế vận động các em học sinh, thầy cô giáo động viên, khuyến khích em trong việc học tập, về mặt tinh thần chứ về vật chất thì không giúp được nhiều hơn”.
Nói về ước mơ của mình, trước mắt Mộng Kiều mong có một chiếc xe đạp mới để đi học cho an tâm hơn. Em ước sau này sẽ trở thành một nhà kinh doanh, làm ra tiền để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn như em. Ước mơ đó không biết có thành sự thật hay không nhưng trước mắt em sự đơn độc, khốn khó vẫn bao trùm tương lai của em.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Em Bùi Thị Mộng Kiều
- Lớp 9A1, Trường THCS Thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Hoặc : Khóm Mỹ Phú Cù Lao, thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)
Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
* Tài khoản VNĐ:
Tên **: Báo Khuyến học & Dân trí
Số **: 10 201 0000 220 639
Tại: Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Hà Nội
* Tài khoản USD:
Tên ** : Báo Khuyến học & Dân trí
Số ** : 10 202 0000 004346
Switch Code : ICBVVNVX106 639
Tại : Sở Giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08.6.294.3896
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.3.733.269
Chúng tôi thật sự xúc động khi biết đến hoàn cảnh của em Bùi Thị Mộng Kiều (17 tuổi, ngụ khóm Mỹ Phú Cù Lao, thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh) đang một thân, một mình mưu sinh và lo đường học vấn cho mình.
Một buổi sáng đầu tháng 4, từ Quốc lộ 1A đoạn ngã 3 An Thái Trung (tỉnh Tiền Giang), chúng tôi men theo Quốc lộ 30 khoảng 30km để đến thị trấn Mỹ Thọ của huyện Cao Lãnh tìm gặp em học sinh khốn khó trên.
Vào trường THCS thị trấn Mỹ Thọ, nơi em Kiều đang học lớp 9A1, hỏi thăm thầy cô giáo ở trường thì ai cũng tỏ ra ngậm ngùi trước cảnh đời của em. Ngay lúc đó, lớp em cũng vừa tan, chúng tôi cùng theo em về nhà. Đường từ trường đến nhà em chừng 5 cây số, nhưng nhìn em học sinh lớp 9 nhỏ nhắn đạp chiếc xe cà tàng giữa trưa nắng, mồ hôi nhễ nhãi khiến chúng tôi hết sức chạnh lòng.
Đường về nhà em còn phải rẽ vào một con lộ nhỏ, đầy đá lổm chổm, ghập ghềnh. Vừa đi em vừa cho biết, đá ở con đường này đã đâm thủng biết bao nhiều lần vỏ xe đạp của em, làm em tốn tiền để vá, rồi bị trễ học là chuyện thường xuyên xảy ra. Nhìn qua chiếc xe đạp cà tàng của em: vỏ xe đã cũ, lại bị mòn, sườn xe, tăm xe và nhiều bộ phận khác cứ kêu lập cập tưởng như có thể bung ra bất cứ lúc nào.
Kiều và chiếc xe đạp cà tàng đi giao sen
Kể chuyện với chúng tôi, em Kiều bộc bạch: “Trước đây, gia đình em có tất cả 4 người, ngoài cha mẹ và em thì còn 1 em trai nữa. Cha mẹ thì làm thuê, làm mướn để kiếm sống và nuôi hai chị em ăn học. Năm 2005, chẳng may cha em bị bệnh rồi mất, lúc đó em mới học lớp 5. Cái chết của cha thật sự là một mất mát lớn đối với gia đình em. Những gánh nặng mưu sinh, chi phí ăn học đều do mẹ em gánh lấy. Nhưng rồi cũng chỉ được 2 năm, năm 2007 mẹ em đi thêm bước nữa rồi mang theo đứa em trai của em ra đi. Lúc đó em mới học lớp 7, một mình em bắt đầu sống đơn độc, tự lo cho bản thân tất cả mọi thứ”.
“Lúc đầu em sợ lắm vì ban đêm phải ngủ một mình, rồi lo nghĩ không biết làm gì có tiền để mua gạo ăn, tiền đâu đi học và những vụn vặt khác. Nhưng rồi cũng được hàng xóm thương tình mà em mới vượt qua được”, Kiều nói.
Để có tiền ăn học, Kiều nhận gương sen về nhà tách lấy hạt, chà sạch, thụt bỏ nhị rồi giao lại cho người ta. Mỗi lần lấy 3kg gương sen, làm xong thì còn 1kg hạt sen, người ta trả cho em 10.000 đồng. “Mấy tuần trước đây chỉ có 8.000 đồng thôi, không biết sao họ lên giá, em có thêm 2.000 đồng để dùng cho việc học nữa”, Kiều kể.
Thường ngày nào không đi học thêm (học buổi chiều) thì em làm từ 2h chiều đến 8-9h tối. Còn ngày nào đi học thêm thì em làm từ 4h chiều cho đến 11-12h khuya. Em cho biết, làm như thế mới giao kịp sen cho người ta. Chính vì thế 2.000 đồng đối với em quý giá lắm.
Công việc làm hạt sen mang lại nguồn tài chính duy nhất để trang trải cuộc sống hiện tại của em
Em cho biết, hiện tiền học phí thì nhà trường miễn giảm toàn bộ nên cũng đỡ cho em phần nào. Nhưng những chi phí khác thì 10.000 đồng đối với ai đó quá nhỏ nhặt nhưng quả thật đối với em là một con số lớn. Bởi 10.000 đồng đó em dùng để mua gạo, mua cá, mua đồ dùng học tập và những chi phí khác. Đến trường em không bao giờ ăn hay uống quà vặt gì. Nhiều khi khát nước thì gắng nhịn, có khát lắm thì cũng chỉ trích 500 đồng mua ly trà đá uống.
“Chiếc xe đạp cà tàng này mua từ lúc ba em còn sống, nhưng giờ cũ quá rồi. Nhiều khi làm sen mấy ngày dành được vài chục ngàn đồng chưa kịp dùng gì đã phải bỏ ra để sửa, mà cứ vài ngày là xe của em lại bị hư”, Kiều cười buồn.
Căn nhà em đang ở, mùa mưa coi như không còn chỗ ngủ vì hầu như chỗ nào cũng bị tạt nước. Chị Nguyễn Cẩm Nhung, một hàng xóm bên cạnh cho biết, nhiều khi mưa lớn em nó phải chạy qua nhà chị ở. Do em nó ở một mình lại đang tuổi mới lớn nên hàng xóm chúng tôi thương tình cũng luôn trông coi, xem chừng tụi thanh niên, những người say rượu đến chọc phá. Em nó còn người thân nhưng cũng nghèo vì thế không giúp đỡ được gì, chỉ có thể gửi gắm cho bà con hàng xóm trông nom”.
Em đã sống một mình trong căn nhà này suốt 2 năm qua
Năm lớp 8 em đã định nghỉ học vì hoàn cảnh khó khăn quá. Những năm cấp 1, em học rất khá, nhưng từ lúc cha em mất, mẹ bỏ đi thì học lực của em xuống mức trung bình. Nhìn bạn bè ai cũng có điều kiện hơn mình nên em rất buồn và chán nản. Nhưng rồi nhờ sự động viên của bà con hàng xóm nên em tiếp tục học. Cũng đã gần đến kỳ thi học kỳ 2 nhưng ngày nào em cũng phải bỏ khá nhiều thời gian để làm sen kiếm tiền.
Cô Trần Thị Kim Khoa - Phó hiệu trưởng Trường THCS Thị trấn Mỹ Thọ cho biết, “hoàn cảnh của em Kiều rất đặc biệt, phải sống một mình tự lo cho bản thân, em là một học sinh rất có nghị lực trong cuộc sống, việc học của mình. Nhà trường rất quan tâm đến hoàn cảnh của em, nhưng cũng chỉ có thế vận động các em học sinh, thầy cô giáo động viên, khuyến khích em trong việc học tập, về mặt tinh thần chứ về vật chất thì không giúp được nhiều hơn”.
Nói về ước mơ của mình, trước mắt Mộng Kiều mong có một chiếc xe đạp mới để đi học cho an tâm hơn. Em ước sau này sẽ trở thành một nhà kinh doanh, làm ra tiền để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn như em. Ước mơ đó không biết có thành sự thật hay không nhưng trước mắt em sự đơn độc, khốn khó vẫn bao trùm tương lai của em.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Em Bùi Thị Mộng Kiều
- Lớp 9A1, Trường THCS Thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Hoặc : Khóm Mỹ Phú Cù Lao, thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)
Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
* Tài khoản VNĐ:
Tên **: Báo Khuyến học & Dân trí
Số **: 10 201 0000 220 639
Tại: Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Hà Nội
* Tài khoản USD:
Tên ** : Báo Khuyến học & Dân trí
Số ** : 10 202 0000 004346
Switch Code : ICBVVNVX106 639
Tại : Sở Giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08.6.294.3896
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.3.733.269