Cứ tình yêu tan vỡ là Linh rao bán hết kỷ vật trên mạng với giá cực sốc, thậm chí còn kèm "khuyến mại" một số quà nhỏ (cũng là kỷ vật tình yêu nhưng ít giá trị hơn).
Ảnh minh họa
Khi yêu, hầu như con gái chẳng bao giờ "lăn tăn" việc "Liệu có nên nhận món quà do người ấy tặng không?". Nhưng chẳng may hát bài "Nếu phải xa nhau" thì không ít cô nàng mất cả ngày dài, đêm thâu chỉ để đắn đo: "Tại sao phải giữ lại những thứ 'đáng ghét' này? Và nếu muốn 'tống khứ' chúng thì 'thanh lý' kiểu gì?".
Một số chị em có đáp án là: "Chuyện nào đi chuyện đó! Thôi kệ cứ dùng tiếp!" hoặc không, họ sẽ chọn phương án gói ghém rồi cất kĩ ở xó xỉnh nào đó cho khuất mắt. Nhưng một số người lại chọn cách giải quyết "khó khăn" hơn.
Giải pháp tự trọng
"Đóng gói trả về nơi sản xuất" là giải pháp của các chị em có lòng tự trọng cao, hoặc bị tổn thương ghê gớm, hay đơn giản chỉ vì... "như thế cho lành!".
Hoài Thu (19 tuổi, Kim Giang) bày tỏ: "Những món quà đắt tiền trả lại hết cho đỡ mang tiếng! Đàn ông thời nay trông thế thôi mà tính toán vô cùng. Còn thứ ít giá trị thì giữ lại chẳng để làm gì. Tóm lại, trả hết cho lành!".
Thu giải thích thêm, không phải tự nhiên cô sòng phẳng vậy. Cũng do từng có bài học thương đau, yêu phải gã "bẩn tính". Khi chia tay, hắn cay cú đến tận nhà trắng trợn đòi cô nàng trả lại quà ngày xưa hắn tặng. Mà nào có cao sang gì? Một chiếc áo khoác lông vũ còn thua xa hàng Made in Vietnam giờ bán nhan nhản, cộng với chiếc nhẫn bạc đen đen, xấu xấu hình thù kì quái. Song, như thể đó là long bào hay bảo bối được Hoàng thượng thánh ân, hắn nói khéo: "Toàn hàng 'độc' do mẹ anh mua tặng. Chúng rất có ý nghĩa với anh! ", khiến Thu tức nổ đom đóm mắt.
Kể từ ấy, Thu quán triệt: chia tay là dốc hết quà xưa ta trả nợ người!
Giải pháp kinh tế
Đối lập với suy nghĩ trên, Cẩm Tú (23 tuổi, Hoàng Hoa Thám) lại cho rằng: "Quà tặng nhau rồi? Sao phải trả?".
Ảnh minh họa
Tú chia sẻ kinh nghiệm: "Thư từ, ảnh hay nhật kí tốt nhất là 'hóa vàng' hết. Đồ có giá trị có thể đem... bán hoặc cho đi. Làm vậy vừa khỏi chướng mắt vừa đỡ lãng phí. Nhưng nhìn chung, còn phụ thuộc vào mức độ tình cảm".
Tú cho hay, nếu yêu ít hoặc hết yêu, cô chẳng ngần ngại tận dụng tiếp những thứ mình thích. Chỉ khi vẫn quá nặng lòng, cô mới nghĩ tới hạ sách "thanh lý" kỷ vật.
Ví dụ cô làm "từ thiện" cho bạn bè lọ nước hoa, chiếc túi, đôi giày... Thứ "nặng đô" hơn như vàng bạc, điện thoại, cô bán đi, thêm tiền mua cái mới "nâng đời". Với Tú, điều đó giúp cô sẵn sàng đón nhận cái mới, làm mình nhẹ lòng hơn sau những thất bại tình yêu. Và cách làm này thường có hiệu quả.
Cũng đồng quan điểm, Hương Linh (21 tuổi, sinh viên trường Đại học Kinh tế) quả quyết: "Thích thì dùng! Không thích thì đem bán tuốt! Giờ cái gì chẳng 'thanh lý' được? Có họa ngu mới đem trả".
Linh thú thực, trong đời cũng đã từng một lần "ngu". Hồi ấy, còn đang học cấp 3, vì nghe đứa bạn thân xúi giục, giữ lòng tự trọng, ngày chia tay người yêu, Linh đóng gói mọi kỷ vật trả chàng, trong đó khá nhiều thứ đáng giá. Ngược lại, cô thì tay không đi về. Chàng chẳng mảy may có ý định "hồi của" cho cô. Rốt cục, Linh lỗ nặng. Bởi nhẩm tính, cô tặng chàng cũng nhiều thứ xa xỉ không kém. Hóa ra, chàng còn... khôn lỏi và ít tự trọng hơn.
Rút kinh nghiệm, giờ đây cứ tình yêu tan vỡ là Linh giao bán hết quà trên mạng với giá cực sốc, thậm chí còn kèm khuyến mại thêm một số thứ nhỏ (cũng là kỷ vật tình yêu nhưng ít giá trị). Với số tiền từ việc "thanh lý" kỷ vật, cô ít nhiều sẽ cảm thấy được an ủi. Linh coi đó như cách giải tỏa stress sau cú vấp ngã tình cảm.
Giải pháp phũ phàng
Không sĩ diện, không tham tiền, một số cô gái lại thấy phải được "chà đạp" lên kỷ vật mới thấy hoan hỉ.
Bích Hạnh (18 tuổi, Lò Đúc) tâm sự: "Bao nhiêu quần áo dù đắt, đẹp mấy em cũng cắt làm giẻ lau. Nước hoa thì bỏ ra bôi muỗi đốt hoặc xịt phòng. Vàng bạc đá quí bán sạch bách lấy tiền mời lũ bạn đi đập phá. Còn lại những đồ khó xử lý, em cho ôsin, cho đồng nát hoặc không thì thẳng tay vứt vào sọt rác là xong!".
Với Hạnh, không gì khó chịu hơn là bỏ nhau rồi mà còn phải giữ gìn những thứ gây liên tưởng đến quá khứ. Hạnh chia sẻ: "Cách làm trên có vẻ bạc bẽo song nó làm em hoàn toàn sảng khoái, dễ chịu!".
Tuy nhiên, Hạnh thừa nhận, thỉnh thoảng có lúc nhớ chuyện cũ, muốn lôi một kỷ vật nào đó ra ngắm lại cũng chẳng còn gì, khi ấy Hạnh mới thấy nhen lên chút tiếc nuối.
Ảnh minh họa
Khi yêu, hầu như con gái chẳng bao giờ "lăn tăn" việc "Liệu có nên nhận món quà do người ấy tặng không?". Nhưng chẳng may hát bài "Nếu phải xa nhau" thì không ít cô nàng mất cả ngày dài, đêm thâu chỉ để đắn đo: "Tại sao phải giữ lại những thứ 'đáng ghét' này? Và nếu muốn 'tống khứ' chúng thì 'thanh lý' kiểu gì?".
Một số chị em có đáp án là: "Chuyện nào đi chuyện đó! Thôi kệ cứ dùng tiếp!" hoặc không, họ sẽ chọn phương án gói ghém rồi cất kĩ ở xó xỉnh nào đó cho khuất mắt. Nhưng một số người lại chọn cách giải quyết "khó khăn" hơn.
Giải pháp tự trọng
"Đóng gói trả về nơi sản xuất" là giải pháp của các chị em có lòng tự trọng cao, hoặc bị tổn thương ghê gớm, hay đơn giản chỉ vì... "như thế cho lành!".
Hoài Thu (19 tuổi, Kim Giang) bày tỏ: "Những món quà đắt tiền trả lại hết cho đỡ mang tiếng! Đàn ông thời nay trông thế thôi mà tính toán vô cùng. Còn thứ ít giá trị thì giữ lại chẳng để làm gì. Tóm lại, trả hết cho lành!".
Thu giải thích thêm, không phải tự nhiên cô sòng phẳng vậy. Cũng do từng có bài học thương đau, yêu phải gã "bẩn tính". Khi chia tay, hắn cay cú đến tận nhà trắng trợn đòi cô nàng trả lại quà ngày xưa hắn tặng. Mà nào có cao sang gì? Một chiếc áo khoác lông vũ còn thua xa hàng Made in Vietnam giờ bán nhan nhản, cộng với chiếc nhẫn bạc đen đen, xấu xấu hình thù kì quái. Song, như thể đó là long bào hay bảo bối được Hoàng thượng thánh ân, hắn nói khéo: "Toàn hàng 'độc' do mẹ anh mua tặng. Chúng rất có ý nghĩa với anh! ", khiến Thu tức nổ đom đóm mắt.
Kể từ ấy, Thu quán triệt: chia tay là dốc hết quà xưa ta trả nợ người!
Giải pháp kinh tế
Đối lập với suy nghĩ trên, Cẩm Tú (23 tuổi, Hoàng Hoa Thám) lại cho rằng: "Quà tặng nhau rồi? Sao phải trả?".
Ảnh minh họa
Tú chia sẻ kinh nghiệm: "Thư từ, ảnh hay nhật kí tốt nhất là 'hóa vàng' hết. Đồ có giá trị có thể đem... bán hoặc cho đi. Làm vậy vừa khỏi chướng mắt vừa đỡ lãng phí. Nhưng nhìn chung, còn phụ thuộc vào mức độ tình cảm".
Tú cho hay, nếu yêu ít hoặc hết yêu, cô chẳng ngần ngại tận dụng tiếp những thứ mình thích. Chỉ khi vẫn quá nặng lòng, cô mới nghĩ tới hạ sách "thanh lý" kỷ vật.
Ví dụ cô làm "từ thiện" cho bạn bè lọ nước hoa, chiếc túi, đôi giày... Thứ "nặng đô" hơn như vàng bạc, điện thoại, cô bán đi, thêm tiền mua cái mới "nâng đời". Với Tú, điều đó giúp cô sẵn sàng đón nhận cái mới, làm mình nhẹ lòng hơn sau những thất bại tình yêu. Và cách làm này thường có hiệu quả.
Cũng đồng quan điểm, Hương Linh (21 tuổi, sinh viên trường Đại học Kinh tế) quả quyết: "Thích thì dùng! Không thích thì đem bán tuốt! Giờ cái gì chẳng 'thanh lý' được? Có họa ngu mới đem trả".
Linh thú thực, trong đời cũng đã từng một lần "ngu". Hồi ấy, còn đang học cấp 3, vì nghe đứa bạn thân xúi giục, giữ lòng tự trọng, ngày chia tay người yêu, Linh đóng gói mọi kỷ vật trả chàng, trong đó khá nhiều thứ đáng giá. Ngược lại, cô thì tay không đi về. Chàng chẳng mảy may có ý định "hồi của" cho cô. Rốt cục, Linh lỗ nặng. Bởi nhẩm tính, cô tặng chàng cũng nhiều thứ xa xỉ không kém. Hóa ra, chàng còn... khôn lỏi và ít tự trọng hơn.
Rút kinh nghiệm, giờ đây cứ tình yêu tan vỡ là Linh giao bán hết quà trên mạng với giá cực sốc, thậm chí còn kèm khuyến mại thêm một số thứ nhỏ (cũng là kỷ vật tình yêu nhưng ít giá trị). Với số tiền từ việc "thanh lý" kỷ vật, cô ít nhiều sẽ cảm thấy được an ủi. Linh coi đó như cách giải tỏa stress sau cú vấp ngã tình cảm.
Giải pháp phũ phàng
Không sĩ diện, không tham tiền, một số cô gái lại thấy phải được "chà đạp" lên kỷ vật mới thấy hoan hỉ.
Bích Hạnh (18 tuổi, Lò Đúc) tâm sự: "Bao nhiêu quần áo dù đắt, đẹp mấy em cũng cắt làm giẻ lau. Nước hoa thì bỏ ra bôi muỗi đốt hoặc xịt phòng. Vàng bạc đá quí bán sạch bách lấy tiền mời lũ bạn đi đập phá. Còn lại những đồ khó xử lý, em cho ôsin, cho đồng nát hoặc không thì thẳng tay vứt vào sọt rác là xong!".
Với Hạnh, không gì khó chịu hơn là bỏ nhau rồi mà còn phải giữ gìn những thứ gây liên tưởng đến quá khứ. Hạnh chia sẻ: "Cách làm trên có vẻ bạc bẽo song nó làm em hoàn toàn sảng khoái, dễ chịu!".
Tuy nhiên, Hạnh thừa nhận, thỉnh thoảng có lúc nhớ chuyện cũ, muốn lôi một kỷ vật nào đó ra ngắm lại cũng chẳng còn gì, khi ấy Hạnh mới thấy nhen lên chút tiếc nuối.