Chiêu 'độc' trộm xe tay ga ở Sài Gòn
Vừa ghi xong vé chiếc SHi 150 của khách, anh Dũng chuẩn
bị dắt xe vào bãi thì thấy 100.000 đồng bay xuống lề đường. Lúi húi
chạy theo tờ tiền, ngoảnh lại, Dũng sững sờ khi chiếc xe đã "không cánh
mà bay".
Không tin vào mắt mình, anh Dũng vội vã chạy vào bãi
xe của quán cà phê (quận 3, TP HCM) nhưng tuyệt nhiên không thấy chiếc
tay ga đắt tiền. Theo người chạy xe ôm ngồi đối diện quán, có một thanh
niên lên xe phóng đi trong lúc người giữ xe chạy nhặt tờ tiền dưới đất.
Anh này cứ nghĩ đó là chủ xe nên không mảy may nghi ngờ.
Đó là một trong số cả chục "chiêu độc" của bọn trộm
được sử dụng hiệu quả những tháng gần đây. Ngày đầu tháng 11/2008, một
thanh niên đi chiếc Wave đeo biển số giả chạy đụng vào hàng xe máy dựng
trước một nhà hàng trên đường Nguyễn Văn Cừ, quận 5, làm đổ 2 chiếc xe.
Bảo vệ nhà hàng chạy tới dựng lại, người thanh niên luôn miệng xin lỗi,
hỏi han bồi thường..., nhằm lừa bảo vệ mất cảnh giác, để đồng bọn phá
khóa chiếc xe SHi tại bãi xe, "cuỗm đi".
Trước đó, bằng thủ đoạn la lối khi vào nhà hàng trên
đường Huỳnh Văn Bánh, quận Phú Nhuận, gây mất tập trung của bảo vệ khi
vào can thiệp, những tên trộm đã bẻ khóa chiếc xe tay ga trị giá 6.000
USD của khách tới ăn tại nhà hàng này.
Một cách thức khác được các băng nhóm nhắm vào là sử
dụng vé xe giả và khóa vạn năng. Dù chiêu này đã "xưa như diễm" nhưng
hiện chúng vẫn sử dụng, táo bạo hơn.
Sáng 6/3, hai thanh niên đi chiếc xe Dream tới bãi
giữ xe của trường dạy lái xe tại quận Tân Phú. Sau khi dùng chìa vạn
năng bẻ khóa, chúng lên xe, vờ đưa thẻ cho nhân viên bảo vệ, người nhân
viên chưa kịp đối chiếu thì chúng rồ ga tẩu thoát.
Theo công an TP HCM, tình trạng các toán trộm cho
đồng bọn tiếp cận nhân viên bảo vệ, người giữ xe... giả vờ va chạm,
đánh rơi tài sản làm những người này phân tâm để đồng bọn tiếp cận bẻ
khóa xe máy rồi tẩu thoát xảy ra liên tục. Các băng nhóm hầu hết đều
nhắm đến những chiếc xe có giá trị lớn như PS, SH, Dylan... Cơ quan
công an đang thụ lý hàng chục trường hợp chủ những chiếc xe đắt tiền
trình báo về việc bị mất cắp tại các bãi giữ xe cơ quan, quán cà phê...
Mặc dù trong nhiều trường hợp, chủ xe không phải là nạn nhân trực tiếp nhưng để lấy được tài sản của mình thì cũng "trần ai".
Chị Thủy kể, chị bị mất xe tại cửa hàng thời trang
trên đường Lê Văn Sỹ, quận 3. Do có thẻ giữ nên sau nhiều lần lên công
an giải quyết, công ty bảo vệ cho cửa hàng đồng ý bồi thường. Lúc đầu,
nơi đây đồng ý bồi thường 100% giá trị chiếc xe, rồi rút xuống 80%,
60%, thậm chí đề nghị trả góp chiếc xe trị giá 80 triệu đồng với mức
góp 2 triệu đồng mỗi tháng...
"Khi tìm tới công ty bảo vệ thì nó nằm trong một dãy
nhà cho thuê không bảng hiệu tại quận 7. Nhiều nạn nhân cũng như tôi,
choáng và mệt mỏi khi chờ giải quyết những chiếc xe bị mất như thế
này", chị Thủy cho hay.
Anh Thanh, người bị mất chiếc Dylan tại quận 1 với
thủ đoạn như trên cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Phía công ty bảo vệ
trả cho anh 30 triệu đồng, số còn lại được đề nghị trả góp mỗi tháng 5
triệu đồng.
Theo lãnh đạo công an TP HCM, các dịch vụ giữ xe lớn,
đông khách, cần bố trí nhân viên soát vé, nhân viên thu tiền dịch vụ
riêng để kiểm soát đối chiếu. Tránh trường hợp nhân viên giữ xe, bảo vệ
phải làm nhiều việc cùng một lúc dễ bị các băng nhóm trộm cắp dễ dàng
gây rối, phân tâm để trộm cắp tài sản.
Vừa ghi xong vé chiếc SHi 150 của khách, anh Dũng chuẩn
bị dắt xe vào bãi thì thấy 100.000 đồng bay xuống lề đường. Lúi húi
chạy theo tờ tiền, ngoảnh lại, Dũng sững sờ khi chiếc xe đã "không cánh
mà bay".
Những chiếc xe tay ga đắt tiền là mục tiêu của những băng trộm. Ảnh minh họa: Nam Anh |
Không tin vào mắt mình, anh Dũng vội vã chạy vào bãi
xe của quán cà phê (quận 3, TP HCM) nhưng tuyệt nhiên không thấy chiếc
tay ga đắt tiền. Theo người chạy xe ôm ngồi đối diện quán, có một thanh
niên lên xe phóng đi trong lúc người giữ xe chạy nhặt tờ tiền dưới đất.
Anh này cứ nghĩ đó là chủ xe nên không mảy may nghi ngờ.
Đó là một trong số cả chục "chiêu độc" của bọn trộm
được sử dụng hiệu quả những tháng gần đây. Ngày đầu tháng 11/2008, một
thanh niên đi chiếc Wave đeo biển số giả chạy đụng vào hàng xe máy dựng
trước một nhà hàng trên đường Nguyễn Văn Cừ, quận 5, làm đổ 2 chiếc xe.
Bảo vệ nhà hàng chạy tới dựng lại, người thanh niên luôn miệng xin lỗi,
hỏi han bồi thường..., nhằm lừa bảo vệ mất cảnh giác, để đồng bọn phá
khóa chiếc xe SHi tại bãi xe, "cuỗm đi".
Trước đó, bằng thủ đoạn la lối khi vào nhà hàng trên
đường Huỳnh Văn Bánh, quận Phú Nhuận, gây mất tập trung của bảo vệ khi
vào can thiệp, những tên trộm đã bẻ khóa chiếc xe tay ga trị giá 6.000
USD của khách tới ăn tại nhà hàng này.
Một cách thức khác được các băng nhóm nhắm vào là sử
dụng vé xe giả và khóa vạn năng. Dù chiêu này đã "xưa như diễm" nhưng
hiện chúng vẫn sử dụng, táo bạo hơn.
Sáng 6/3, hai thanh niên đi chiếc xe Dream tới bãi
giữ xe của trường dạy lái xe tại quận Tân Phú. Sau khi dùng chìa vạn
năng bẻ khóa, chúng lên xe, vờ đưa thẻ cho nhân viên bảo vệ, người nhân
viên chưa kịp đối chiếu thì chúng rồ ga tẩu thoát.
Những bãi giữ xe tạm bợ luôn là "miếng mồi ngon" cho những tên trộm. Ảnh minh họa: Đức Quang. |
Theo công an TP HCM, tình trạng các toán trộm cho
đồng bọn tiếp cận nhân viên bảo vệ, người giữ xe... giả vờ va chạm,
đánh rơi tài sản làm những người này phân tâm để đồng bọn tiếp cận bẻ
khóa xe máy rồi tẩu thoát xảy ra liên tục. Các băng nhóm hầu hết đều
nhắm đến những chiếc xe có giá trị lớn như PS, SH, Dylan... Cơ quan
công an đang thụ lý hàng chục trường hợp chủ những chiếc xe đắt tiền
trình báo về việc bị mất cắp tại các bãi giữ xe cơ quan, quán cà phê...
Mặc dù trong nhiều trường hợp, chủ xe không phải là nạn nhân trực tiếp nhưng để lấy được tài sản của mình thì cũng "trần ai".
Chị Thủy kể, chị bị mất xe tại cửa hàng thời trang
trên đường Lê Văn Sỹ, quận 3. Do có thẻ giữ nên sau nhiều lần lên công
an giải quyết, công ty bảo vệ cho cửa hàng đồng ý bồi thường. Lúc đầu,
nơi đây đồng ý bồi thường 100% giá trị chiếc xe, rồi rút xuống 80%,
60%, thậm chí đề nghị trả góp chiếc xe trị giá 80 triệu đồng với mức
góp 2 triệu đồng mỗi tháng...
"Khi tìm tới công ty bảo vệ thì nó nằm trong một dãy
nhà cho thuê không bảng hiệu tại quận 7. Nhiều nạn nhân cũng như tôi,
choáng và mệt mỏi khi chờ giải quyết những chiếc xe bị mất như thế
này", chị Thủy cho hay.
Anh Thanh, người bị mất chiếc Dylan tại quận 1 với
thủ đoạn như trên cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Phía công ty bảo vệ
trả cho anh 30 triệu đồng, số còn lại được đề nghị trả góp mỗi tháng 5
triệu đồng.
Theo lãnh đạo công an TP HCM, các dịch vụ giữ xe lớn,
đông khách, cần bố trí nhân viên soát vé, nhân viên thu tiền dịch vụ
riêng để kiểm soát đối chiếu. Tránh trường hợp nhân viên giữ xe, bảo vệ
phải làm nhiều việc cùng một lúc dễ bị các băng nhóm trộm cắp dễ dàng
gây rối, phân tâm để trộm cắp tài sản.