Chúng ta đã nói về vấn đề xây dựng một ca khúc theo hướng "đắp thịt vào xương" mà bộ xương ở đây là phần nhạc, còn thịt là phần lời. Đó cũng là cách chung để xây dựng một bài hát theo cách làm của nhiều nhạc sĩ. Tuy nhiên đó chỉ là sản phẩm thô (raw material) chứ vẫn chưa gọi là một bản nháp (demo) được. Một bản nhạc được gọi là demo thật ra có cấu tạo hoàn chỉnh hơn ta thường nghĩ vì các bản demo thường là phần raw material đã được các thành viên ban nhạc nhúng tay vào thêm tay thêm chân. Cách làm này được gọi là xây dựng một bài hát theo kiểu ráp nối đầu-đuôi.
Nếu phân tích một ca khúc theo kiểu cất khúc ta sẽ thấy một ca khúc bao gồm các phần cơ bản sau: dạo đầu (intro), đoạn chính (verse), hợp xướng hoặc điệp khúc (chorus or refrain), giang tấu (interlude), phần nối (bridge) và phần dạo cuối (outro).Mỗi phần đều có một vai trò rất quan trọng trong sự quyết định thành công của một bài hát.Ta sẽ phân tích từng phần để thấy được tầm quan trọng của nó.
1/ Intro:
Có thể nói phần intro là phần quan trọng nhất nhì trong ca khúc vì nó xác địng giọng (tone), nhịp (tempo), trạng thái (mood) của ca khúc đó. Nói tóm lại phần intro cho nguời nghe khái niệm đầu tiên về ca khúc mình sắp nghe thuộc thể loại gì,nhanh chậm thế nào và vui buồn ra sao. Đối với các ca khúc được chọn làm đĩa đơn thì phần intro còn quan trọng hơn nữa vì nó phải làm sao tạo được ấn tượng ngay cho người nghe vì các đĩa single thường được giới thiệu trên radio.Một phần intro không có gì đặc sắc sẽ khó mà khiến cho người nghe theo dõi trọn bài hát.
Intro của một ca khúc khá đa dạng.Có thể Intro chỉ là một hợp âm mở đầu như trường hợp "A Hard Day''s Night" của Beatles hay "The Kids Are Alright" của the Who, có thể là một chuỗi hợp âm lặp lại (chord sequence) như ở rất nhiều các ca khúc pop rock quen thuộc. Độ dài ngắn của intro cũng không có giới hạn,như đã nói ở trên, có phần intro chỉ có một hợp âm nhưng cũng có những phần intro dài dòng lắt léo như kiểu "Since I''ve Been Loving You" hay "The Rain Song" của Led Zeppelin. Đối với nhạc blues, lối intro được ưa chuông nhất là sử dụng 12 bar riff của guitar blues. Đối với hard rock và heavy metal, các đoạn riff mạnh kết hợp giữa guitar và trống là các hay được sử dụng. Nếu để ý kĩ thì hợp âm cuối cùng của phần intro thường là hợp âm 7 của âm giai chủ để khi vào phần đoạn chính dễ quay trở lại vào chủ âm.
Đôi khi đọc các tài liệu về âm nhạc, ta thường thấy thuật ngữ " intro giả" (false intro).Vậy thế nào là một false intro? False intro là các sử dụng intro như một lối đánh lừa thính giác của người nghe. Có hai loại false intro rất hay được sử dụng là loại sử dụng tempo khác nhau (tempo variations) với phần tempo được chơi với một tốc độ hoặc nhịp khác so với phần nhạc chính. "Tea For One" của Led Zeppelin được bắt đầu với phần intro với tiết tấu hardrock khá hung hặng nhưng phần nhạc chính lại là kết cấu 12 bar blues cổ điển hoặc có một số ca khúc theo thể loại progressive khi intro thì sử dụng nhịp 4/4 nhưng đến phần chính thì chuyển sang 12/8 hoặc 3/4. Loại false intro thứ hai là loại sử dụng hai âm giai khác nhau giữa phần nhạc chính và tempo như ca khúc bất hủ "Layla" của Eric Clapton.Phần intro được chơi bằng âm giai A trưởng nhưng khi vào phần chính thì chuyển sang C#m. False intro đòi hỏi nguời viết nhạc một khả năng cảm âm tinh tế và biết cách kết hợp sao cho giữa hai phần không bị chỏi nhau về nhịp hoặc về tông.
2/ Verse, Chorus and Bridge:
Đoạn chính (verse), điệp khúc/hợp xướng (refrain/chorus) và đọan nối được xây dựng trên vòng hợp âm (chord sequence).Tớ không nhắc lại phần này vì nó đã được nói đến trong phần xây dựng ca khúc.Cái quan trọng ở đây là sự phân biệt thế nào là phân đoạn chính, thế nào là chorus và thế nào là bridge. TRong âm nhạc,nguời ta thường dùng chữ A để kí hiệu phân đoạn chính, một bài hát có bao nhiêu phân đoạn thì sẽ được đánh dấu là A1, A2, A3..Chữ B được dùng để chỉ phần chorus và C chỉ phần bridge.Cách đánh dấuA, B,C sẽ rất dễ dàng để nguời chơi nhạc nắm bắt cấu trúc của bài hát.Ví dụ một bài hát gồm hai phân đoạn chính rồi đến phần điệp khúc sau đó trở lại phân đoạn chính thứ ba rồi quay về điệp khúc,tiếp nữa là một đoạn nối và kết thúc bằng điệp khúc sẽ được ghi như sau :A1-A2-B-A3-B-C-B.Nguời chơi nhạc sẽ căn cứ vào trình tự đó mà chơi.
Thường thì các bài hát là sự kết hợp hài hoà giữa phần điệp khúc và các phân đoạn chính. Phân đoạn chính thường là phần kể lể vòng vo trước khi vào phần trọng tâm là phần điệp khúc. Điệp khúc chính là nội dung chính của cả bài,nói lên tâm trạng của người sáng tác nên phần tựa của bài hát hay nằm trong phần điệp khúc.Do phần điệp khúc hay được chia làm nhiều bè nên đôi khi điệp khúc vẫn thường được gọi là chorus.Đối với nhạc pop-rock thì chorus hay refrain đều có ý nghĩa như nhau. Phân đoạn chính và điệp khúc thường sử dụng chung âm giai nhưng cũng có nhiều nhạc sĩ thích chơi kiểu phân đoạn chính mang âm giai trưởng thì của chủ âm nào thì điệp khúc lại mang âm giai thứ của chủ âm đó và ngược lại.Ví dụ nếu ca khúc được viết với âm giai E trưởng thì điệp khúc sẽ được viết bằng Em. Bác Trịnh Công Sơn nhà ta rất hay dùng chiêu này trong nhiều ca khúc như "Nối vòng tay lớn", "Cát bụi" hoặc "Như Cánh Vạc Bay"
Tuy nhiên không phải bài hát nào cũng có cấu tạo gồm hai phần A-B như thế.Đối với các ca khúc mang tính kể chuyện,người viết thường viết theo kiểu 1 đoạn (single verse) có nghĩa là chỉ có phân đoạn chính A mà không có phần điệp khúc B.Các ca khúc kiểu này cũng không hiếm, có thể kể đến "the House of the Rising Sun" của the Animals, "Scaborough Fair" của Simon & Garfunkel hay "Chị Tôi" và "Sắc màu" của Trần Tiến.Các ca khúc kiểu này thường mang âm hưởng nhạc folk và được chơi với nhạc cụ gỗ.
Phần nối (bridge) không thường xuyên xuất hiện vì thường thì giữa phần verse và chorus được nối với nhau bằng phần giang tấu (interlude).Các đoạn bridge thường ngắn (khoảng 8-16 ô nhịp) và không lặp lại. Nếu nghe các ban nhạc heavy metal thời 80 thì ta sẽ thấy phần brigde được sử dụng khá nhiều. "You Give Love a Bad Name" của Bon Jovi, "Wind of Change", "Under the Same Sun" của Scorpions và "Carrie" của Europe là những ví dụ khá tiêu biểu của việc sử dụng đoạn bridge.
3/ Giang tấu (interlude) và kết bài (outro)
a. Phần giang tấu (interlude)
chính là phần hoà tấu giữa các đoạn có tác dụng kết nối giữa các phân đoạn với nhau hoặc giữa các phân đoạn và điệp khúc. Giang tấu còn có tác dụng giúp ca sĩ "dưỡng sức" giữa đường và làm cho ca khúc thêm phần hấp dẫn.Cuối cùng giang tấu chính là phần để cho các nhạc công trổ tài của mình. Đối với nhạc rock thì 99% giang tấu được thực hiện bởi các tay guitar solo. Một điều thú vị mà ta thường nghe khi các ban nhạc biểu diễn live là phần solo giang tấu không bao giờ được chơi giống như bản thu âm trong phòng thu cả mà tha hồ mở rộng theo tài năng của các tay guitar theo kiểu ứng tấu (jam).Đây cũng là một cách khoe tài của guitarist.Tuy nhiên,không phải ban nhạc nào cũng sử dụng guitar để giang tấu vì nếu như thế thì ban nhạc nào cũng như ban nhạc nào và thể loại nào cũng như nhau.Mỗi nhạc sĩ và ban nhạc đều có phong cách thể hiện phần giang tấu của mình.Elton John và Billy Joel hay sử dụng piano cho phần giang tấu. Bod Dylan và Neil Young khoái chơi harmonica, Beatles và Bee Gees trong giai đoạn 67-70 thường sử dụng dàn nhạc dây (strings) để hỗ trợ phần giang tấu trong khi các ban nhạc funk và soul thì không bao giờ bỏ sót đội kèn đồng (brass).(Đây cũng là điểm phân biệt giữa nhạc funk và nhạc disco vì mặc dù cùng chơi với tiết tấu và nhịp độ giống nhau, disco không sử dụng kèn đồng trong khi nhạc funk luôn sử dụng kèn). Phần giang tấu cũng là cách để ban nhạc tạo nên dấu ấn riêng của mình.
b. Phần kết (outro)
được sử dụng để kết thúc bản nhạc.Tuy không đa dạng như intro hoặc interlude nhưng outro cơ bản gồm ba cách kết sau. Cách kết thứ nhất là cách quay về chủ âm.Cách kết này sẽ làm bài hát kết thúc một cách nhanh gọn được sử dụng trong nhạc rock and roll và blues.Cách kết thứ hai là cách kết tắt dần (fade-out) được sử dụng khi không có cách nào để quay lại chủ âm.Do đó ban nhạc sẽ chơi lại phần điệp khúc nhiều lần rồi khi thu âm sẽ giảm dần âm lượng cho đến khi tắt hẳn.Cách này khi thu đĩa thì dễ nhưng nếu chơi live thì không dễ chút nào. Vì thế,các ban nhạc khi diễn live ít sử dụng các ca khúc với lối kết fade-out,hoặc nếu có sẽ tìm cách để đưa bài hát về cách kết bằng chủ âm đê cho dễ. Cách kết cuối cùng ,ít khi được sử dụng là cách kết bằng nhạc (instrumental outro) mà "Hotel California" là một điển hình.Không fade-out và cũng không quay về chủ âm để kết thúc, ban nhạc sẽ chơi một đoạn nhạc để kết thúc,đây là cách kết thúc khá hay và đòi hỏi sự đầu tư nhiều của các thành viên vì phần lớn các đoạn hợp tấu được tập trung sử dụng cho phần intro và interlude nên phần outro ít khi được chăm sóc nhiều bằng
Nếu phân tích một ca khúc theo kiểu cất khúc ta sẽ thấy một ca khúc bao gồm các phần cơ bản sau: dạo đầu (intro), đoạn chính (verse), hợp xướng hoặc điệp khúc (chorus or refrain), giang tấu (interlude), phần nối (bridge) và phần dạo cuối (outro).Mỗi phần đều có một vai trò rất quan trọng trong sự quyết định thành công của một bài hát.Ta sẽ phân tích từng phần để thấy được tầm quan trọng của nó.
1/ Intro:
Có thể nói phần intro là phần quan trọng nhất nhì trong ca khúc vì nó xác địng giọng (tone), nhịp (tempo), trạng thái (mood) của ca khúc đó. Nói tóm lại phần intro cho nguời nghe khái niệm đầu tiên về ca khúc mình sắp nghe thuộc thể loại gì,nhanh chậm thế nào và vui buồn ra sao. Đối với các ca khúc được chọn làm đĩa đơn thì phần intro còn quan trọng hơn nữa vì nó phải làm sao tạo được ấn tượng ngay cho người nghe vì các đĩa single thường được giới thiệu trên radio.Một phần intro không có gì đặc sắc sẽ khó mà khiến cho người nghe theo dõi trọn bài hát.
Intro của một ca khúc khá đa dạng.Có thể Intro chỉ là một hợp âm mở đầu như trường hợp "A Hard Day''s Night" của Beatles hay "The Kids Are Alright" của the Who, có thể là một chuỗi hợp âm lặp lại (chord sequence) như ở rất nhiều các ca khúc pop rock quen thuộc. Độ dài ngắn của intro cũng không có giới hạn,như đã nói ở trên, có phần intro chỉ có một hợp âm nhưng cũng có những phần intro dài dòng lắt léo như kiểu "Since I''ve Been Loving You" hay "The Rain Song" của Led Zeppelin. Đối với nhạc blues, lối intro được ưa chuông nhất là sử dụng 12 bar riff của guitar blues. Đối với hard rock và heavy metal, các đoạn riff mạnh kết hợp giữa guitar và trống là các hay được sử dụng. Nếu để ý kĩ thì hợp âm cuối cùng của phần intro thường là hợp âm 7 của âm giai chủ để khi vào phần đoạn chính dễ quay trở lại vào chủ âm.
Đôi khi đọc các tài liệu về âm nhạc, ta thường thấy thuật ngữ " intro giả" (false intro).Vậy thế nào là một false intro? False intro là các sử dụng intro như một lối đánh lừa thính giác của người nghe. Có hai loại false intro rất hay được sử dụng là loại sử dụng tempo khác nhau (tempo variations) với phần tempo được chơi với một tốc độ hoặc nhịp khác so với phần nhạc chính. "Tea For One" của Led Zeppelin được bắt đầu với phần intro với tiết tấu hardrock khá hung hặng nhưng phần nhạc chính lại là kết cấu 12 bar blues cổ điển hoặc có một số ca khúc theo thể loại progressive khi intro thì sử dụng nhịp 4/4 nhưng đến phần chính thì chuyển sang 12/8 hoặc 3/4. Loại false intro thứ hai là loại sử dụng hai âm giai khác nhau giữa phần nhạc chính và tempo như ca khúc bất hủ "Layla" của Eric Clapton.Phần intro được chơi bằng âm giai A trưởng nhưng khi vào phần chính thì chuyển sang C#m. False intro đòi hỏi nguời viết nhạc một khả năng cảm âm tinh tế và biết cách kết hợp sao cho giữa hai phần không bị chỏi nhau về nhịp hoặc về tông.
2/ Verse, Chorus and Bridge:
Đoạn chính (verse), điệp khúc/hợp xướng (refrain/chorus) và đọan nối được xây dựng trên vòng hợp âm (chord sequence).Tớ không nhắc lại phần này vì nó đã được nói đến trong phần xây dựng ca khúc.Cái quan trọng ở đây là sự phân biệt thế nào là phân đoạn chính, thế nào là chorus và thế nào là bridge. TRong âm nhạc,nguời ta thường dùng chữ A để kí hiệu phân đoạn chính, một bài hát có bao nhiêu phân đoạn thì sẽ được đánh dấu là A1, A2, A3..Chữ B được dùng để chỉ phần chorus và C chỉ phần bridge.Cách đánh dấuA, B,C sẽ rất dễ dàng để nguời chơi nhạc nắm bắt cấu trúc của bài hát.Ví dụ một bài hát gồm hai phân đoạn chính rồi đến phần điệp khúc sau đó trở lại phân đoạn chính thứ ba rồi quay về điệp khúc,tiếp nữa là một đoạn nối và kết thúc bằng điệp khúc sẽ được ghi như sau :A1-A2-B-A3-B-C-B.Nguời chơi nhạc sẽ căn cứ vào trình tự đó mà chơi.
Thường thì các bài hát là sự kết hợp hài hoà giữa phần điệp khúc và các phân đoạn chính. Phân đoạn chính thường là phần kể lể vòng vo trước khi vào phần trọng tâm là phần điệp khúc. Điệp khúc chính là nội dung chính của cả bài,nói lên tâm trạng của người sáng tác nên phần tựa của bài hát hay nằm trong phần điệp khúc.Do phần điệp khúc hay được chia làm nhiều bè nên đôi khi điệp khúc vẫn thường được gọi là chorus.Đối với nhạc pop-rock thì chorus hay refrain đều có ý nghĩa như nhau. Phân đoạn chính và điệp khúc thường sử dụng chung âm giai nhưng cũng có nhiều nhạc sĩ thích chơi kiểu phân đoạn chính mang âm giai trưởng thì của chủ âm nào thì điệp khúc lại mang âm giai thứ của chủ âm đó và ngược lại.Ví dụ nếu ca khúc được viết với âm giai E trưởng thì điệp khúc sẽ được viết bằng Em. Bác Trịnh Công Sơn nhà ta rất hay dùng chiêu này trong nhiều ca khúc như "Nối vòng tay lớn", "Cát bụi" hoặc "Như Cánh Vạc Bay"
Tuy nhiên không phải bài hát nào cũng có cấu tạo gồm hai phần A-B như thế.Đối với các ca khúc mang tính kể chuyện,người viết thường viết theo kiểu 1 đoạn (single verse) có nghĩa là chỉ có phân đoạn chính A mà không có phần điệp khúc B.Các ca khúc kiểu này cũng không hiếm, có thể kể đến "the House of the Rising Sun" của the Animals, "Scaborough Fair" của Simon & Garfunkel hay "Chị Tôi" và "Sắc màu" của Trần Tiến.Các ca khúc kiểu này thường mang âm hưởng nhạc folk và được chơi với nhạc cụ gỗ.
Phần nối (bridge) không thường xuyên xuất hiện vì thường thì giữa phần verse và chorus được nối với nhau bằng phần giang tấu (interlude).Các đoạn bridge thường ngắn (khoảng 8-16 ô nhịp) và không lặp lại. Nếu nghe các ban nhạc heavy metal thời 80 thì ta sẽ thấy phần brigde được sử dụng khá nhiều. "You Give Love a Bad Name" của Bon Jovi, "Wind of Change", "Under the Same Sun" của Scorpions và "Carrie" của Europe là những ví dụ khá tiêu biểu của việc sử dụng đoạn bridge.
3/ Giang tấu (interlude) và kết bài (outro)
a. Phần giang tấu (interlude)
chính là phần hoà tấu giữa các đoạn có tác dụng kết nối giữa các phân đoạn với nhau hoặc giữa các phân đoạn và điệp khúc. Giang tấu còn có tác dụng giúp ca sĩ "dưỡng sức" giữa đường và làm cho ca khúc thêm phần hấp dẫn.Cuối cùng giang tấu chính là phần để cho các nhạc công trổ tài của mình. Đối với nhạc rock thì 99% giang tấu được thực hiện bởi các tay guitar solo. Một điều thú vị mà ta thường nghe khi các ban nhạc biểu diễn live là phần solo giang tấu không bao giờ được chơi giống như bản thu âm trong phòng thu cả mà tha hồ mở rộng theo tài năng của các tay guitar theo kiểu ứng tấu (jam).Đây cũng là một cách khoe tài của guitarist.Tuy nhiên,không phải ban nhạc nào cũng sử dụng guitar để giang tấu vì nếu như thế thì ban nhạc nào cũng như ban nhạc nào và thể loại nào cũng như nhau.Mỗi nhạc sĩ và ban nhạc đều có phong cách thể hiện phần giang tấu của mình.Elton John và Billy Joel hay sử dụng piano cho phần giang tấu. Bod Dylan và Neil Young khoái chơi harmonica, Beatles và Bee Gees trong giai đoạn 67-70 thường sử dụng dàn nhạc dây (strings) để hỗ trợ phần giang tấu trong khi các ban nhạc funk và soul thì không bao giờ bỏ sót đội kèn đồng (brass).(Đây cũng là điểm phân biệt giữa nhạc funk và nhạc disco vì mặc dù cùng chơi với tiết tấu và nhịp độ giống nhau, disco không sử dụng kèn đồng trong khi nhạc funk luôn sử dụng kèn). Phần giang tấu cũng là cách để ban nhạc tạo nên dấu ấn riêng của mình.
b. Phần kết (outro)
được sử dụng để kết thúc bản nhạc.Tuy không đa dạng như intro hoặc interlude nhưng outro cơ bản gồm ba cách kết sau. Cách kết thứ nhất là cách quay về chủ âm.Cách kết này sẽ làm bài hát kết thúc một cách nhanh gọn được sử dụng trong nhạc rock and roll và blues.Cách kết thứ hai là cách kết tắt dần (fade-out) được sử dụng khi không có cách nào để quay lại chủ âm.Do đó ban nhạc sẽ chơi lại phần điệp khúc nhiều lần rồi khi thu âm sẽ giảm dần âm lượng cho đến khi tắt hẳn.Cách này khi thu đĩa thì dễ nhưng nếu chơi live thì không dễ chút nào. Vì thế,các ban nhạc khi diễn live ít sử dụng các ca khúc với lối kết fade-out,hoặc nếu có sẽ tìm cách để đưa bài hát về cách kết bằng chủ âm đê cho dễ. Cách kết cuối cùng ,ít khi được sử dụng là cách kết bằng nhạc (instrumental outro) mà "Hotel California" là một điển hình.Không fade-out và cũng không quay về chủ âm để kết thúc, ban nhạc sẽ chơi một đoạn nhạc để kết thúc,đây là cách kết thúc khá hay và đòi hỏi sự đầu tư nhiều của các thành viên vì phần lớn các đoạn hợp tấu được tập trung sử dụng cho phần intro và interlude nên phần outro ít khi được chăm sóc nhiều bằng