Vất vả
trải qua 10 tháng học tập và làm việc tại Thụy Sỹ, vợ chồng Thanh Vân
(Vân Hugo) đã quyết định về nước để em bé được chào đời trong hoàn cảnh
tốt nhất.
- Nếu kể về những ngày ở Thụy Sỹ, Vân sẽ kể những gì?
-
Tất nhiên, chúng tôi đã đến một đất nước văn minh, hiện đại để học tập.
Ở đất nước họ, môi trường trong lành và mỗi người dân đều có ý thức về
việc bảo vệ môi trường chung một cách rất rõ rệt. Họ khác chúng ta
nhiều. Giao thông công cộng phát triển để tránh ùn tắc, đồng thời cũng
là một cách bảo vệ môi trường. Ý thức của mỗi người dân bên họ khác xa
chúng ta.
Vợ
chồng tôi thuê một căn nhà gỗ nhỏ nằm trên một ngọn núi ở Leysin (khu
trượt tuyết nổi tiếng của Thụy Sỹ). Trường tôi học là một khách sạn
lớn. Hằng ngày, vợ chồng tôi phải đi bộ từ nhà đến bến ga tàu để đi học.
Điều
lớn nhất tôi hiểu ra sau những tháng ngày ở Thụy Sỹ đó là, dù đất nước
họ văn minh hiện đại đến đâu, cũng mãi mãi chỉ là đất khách quê người.
Dù Hà Nội nhỏ bé, dù Hà Nội của tôi khói bụi mù mịt, vẫn là nơi chúng
tôi mong ngóng trở về.
- Nghe có vẻ… “văn chương”?
-
Sự thật là như thế. Sau khi học xong lý thuyết, tôi có em bé. Ba tháng
đầu, tôi gần như không thể ăn được bất cứ thứ gì ngoài cà chua và dưa
chuột. Tôi gầy sọp đi. Tôi được giữ lại làm việc trong trường. Hằng
ngày, tôi đi bộ gần như mệt lả để đến được nơi làm việc, và phải làm
việc chân tay khá nhiều. Vợ chồng tôi không thể thích hợp được với đồ
ăn của Thụy Sỹ. Chúng tôi phải đi chợ rất xa để mua được một mớ rau
muống với giá tương đương khoảng 360 ngàn VND/1 mớ. Giá cả ở Thụy Sỹ
đắt đỏ khủng khiếp. Lương của chúng tôi 1500USD/1 tháng nhưng chỉ tương
đương như 1,5 triệu VND ở Hà Nội. Mọi thứ đều phải chi tiêu hết sức
tiết kiệm.
Chồng
tôi xin được việc làm khá xa nhà, đi tàu cao tốc mất hơn 2 tiếng. Ngày
nào anh cũng đi từ 8h sáng đến 10h đêm mới về. Lịch nghỉ không trùng
nhau. Có em bé, lại ở một mình, tôi thấy thật tủi thân. Tôi cố gắng
không khóc nhiều vì sợ con buồn, nhưng nước mắt cứ chảy ra…
Ba
tháng mang thai đầu tiên, Thụy Sỹ phủ trắng tuyết, mỗi lần tuyết tan,
con đường lên, xuống núi trở nên trơn trượt, tôi ngã không biết bao
nhiều lần. Mỗi lần ngã đều sợ tím tái, chỉ biết xoa bụng rối rít “mẹ
xin lỗi, mẹ xin lỗi”. May mà, em bé đã rất biết thương mẹ, nên vẫn lớn
lên khỏe mạnh mỗi ngày…
-
Vân đã từng muốn ở lại Thụy Sỹ 2 năm, cũng từng muốn kế hoạch hóa gia
đình sau 2 năm, có vẻ như em bé đã xuất hiện một cách bất ngờ?
-
Đúng như thế. Sau khi học xong lý thuyết, tôi tốt nghiệp khóa học, vừa
kịp thấy người khang khác. Tôi vẫn nhớ, đó là một ngày tuyết phủ trắng
mái nhà. Tôi đi bộ 1 tiếng rưỡi để đến được một bệnh viện gần đó khám.
Bác sỹ thấy tôi trẻ quá, lại đang là sinh viên đi học, họ nghĩ chắc tôi
lầm lỡ với bạn trai, định đi bỏ… Nên họ cứ lần lữa mãi không gọi tôi
vào phòng khám. Tôi phải giơ nhẫn cưới lên và nói với họ rằng tôi đã 24
tuổi rồi, đã kết hôn. Họ trầm trồ: sao trẻ thế. Và kết quả khám cho
thấy là tôi đã có em bé!
Tôi
lặng người… Bật khóc luôn, vì lúc đó thấy cuộc sống đang khổ quá, sợ
con sẽ khổ. Nhưng tôi có nguyên tắc sống của mình, chỉ có con sau khi
đã cưới chồng, và dù em bé xuất hiện bất ngờ đến đâu, đó cũng là đứa
con đầu tiên của tôi, tôi chào đón con với tất cả sự hồi hộp và hạnh
phúc.
Chồng
tôi sung sướng lắm, khi biết tin là con trai đã lập tức gọi con là cu
Bin! Đó là “nickname” của anh ấy hồi bé. Cảm xúc trong tôi lớn lên mỗi
ngày cùng con. Đã bước sang tháng thứ 6, bây giờ, cu Bin đã biết đạp
“bụp, bụp” vào bụng mẹ rồi. Ai đã từng làm mẹ cũng sẽ hiểu những cảm
xúc ấy, thật nhiều, thật ngọt ngào… nhưng rất khó để diễn tả cụ thể
bằng lời.
- Quyết định về nước hẳn là vì vợ chồng Vân muốn em bé được ra đời trong hoàn cảnh tốt nhất?
-
Tôi đã dự định ở lại Thụy Sỹ làm việc một năm sau khi học. Nhưng đúng
là cuộc sống ở Thụy Sỹ với tôi quá vất vả. Nhất là khi đã có em bé. Vợ
chồng tôi đã xin nghỉ về Việt Nam để lo cho em bé được chào đời tốt
nhất.
Hai
gia đình cũng sốt ruột lắm. Bố mẹ hai bên muốn tôi về nước để chăm sóc
cho tôi. Thụy Sỹ lạnh lùng thật, nhưng ở đó, tôi có những người bạn là
du học sinh Việt Nam rất tuyệt vời. Nhóm của tôi khoảng 10 người chơi
với nhau. Khi tôi có em bé, các bạn nhiệt tình chăm sóc tôi. Mọi người
cắt cử nhau đưa tôi về qua con đường núi buổi tối, rồi phân công nhau
đi chợ cách đó mấy tiếng đi tàu để mua thức ăn Việt Nam cho tôi… Tôi
thuộc trường hợp hiếm khi đang là sinh viên đã có em bé, nên mọi người
yêu thương lắm.
Trở
về Việt Nam, tôi nhớ nhất là những người bạn tốt ấy. Tôi mong một ngày
sẽ được trở lại Thụy Sỹ, để được ngắm lại những con đường mình đã đi
qua, để được nhìn lại ngôi nhà gỗ nằm trên sườn núi, để được ôn lại
những kỷ niệm với những người bạn tuyệt vời…
- Bước sang tháng mang bầu thứ 6, Vân đã chuẩn bị những gì cho em bé?
- Ngày xưa, khi xem phim Ô long viện của
Trung Quốc, tôi đã yêu bé Đàm Tiểu Long bụ bẫm. Tôi đang mơ, khi con
trai ra đời, tôi sẽ cho con mặc quần yếm (không mặc áo), đeo kính đen,
béo mập, cắt tóc trọc đầu giống bé Đàm Tiểu Long trong Ô long viện. Tôi
sẽ dắt con đi chơi khắp nơi… Nghĩ đến đã thấy hạnh phúc rồi (cười lớn).
Về
đồ dùng cho bé, nghe ông bà bảo, phải kiêng qua tháng thứ 7 mới được
sắm, nên tôi để qua tháng thứ 7 mới đi mua đồ cho con. Hai gia đình
mừng lắm. Nhớ hôm tôi về, vì vừa xảy ra vụ máy bay Pháp bị rơi, cả nhà
cứ thấp thỏm lo lắng. Đến khi về đến nhà, cả nhà mừng mừng tủi tủi. Tôi
thì bật khóc luôn. Về được 4-5 ngày, tuy bị mất ngủ ban đêm vì lệch múi
giờ, nhưng tôi đã tăng 2 kg.
Dường
như vẫn đang là một giấc mơ, buổi sáng mở mắt ra, tôi như vẫn thấy ngôi
nhà gỗ, vẫn thấy con đường dẫn xuống núi… Nhưng tôi đã về Hà Nội thật
rồi. Tôi thuộc về Hà Nội. Tôi muốn con trai tôi sẽ chào đời ở đây. Tôi
dự định sẽ đặt tên con là Long, hợp với kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.
Nhưng việc đặt tên cho bé đang là “cuộc chiến tranh giữa các vì sao” ở
nhà tôi, ông bà, bố mẹ mỗi người đều nghĩ ra một cái tên và muốn đặt
cho bé, chưa ai chịu nhường ai (cười).
Tôi
chỉ muốn nói với con trai của mình, “con sẽ được sinh ra giữa Hà Nội,
giữa những ngày tháng thương yêu, hạnh phúc, con trai ạ!”.
Theo Dân Trí
trải qua 10 tháng học tập và làm việc tại Thụy Sỹ, vợ chồng Thanh Vân
(Vân Hugo) đã quyết định về nước để em bé được chào đời trong hoàn cảnh
tốt nhất.
-
Tất nhiên, chúng tôi đã đến một đất nước văn minh, hiện đại để học tập.
Ở đất nước họ, môi trường trong lành và mỗi người dân đều có ý thức về
việc bảo vệ môi trường chung một cách rất rõ rệt. Họ khác chúng ta
nhiều. Giao thông công cộng phát triển để tránh ùn tắc, đồng thời cũng
là một cách bảo vệ môi trường. Ý thức của mỗi người dân bên họ khác xa
chúng ta.
Vợ
chồng tôi thuê một căn nhà gỗ nhỏ nằm trên một ngọn núi ở Leysin (khu
trượt tuyết nổi tiếng của Thụy Sỹ). Trường tôi học là một khách sạn
lớn. Hằng ngày, vợ chồng tôi phải đi bộ từ nhà đến bến ga tàu để đi học.
Điều
lớn nhất tôi hiểu ra sau những tháng ngày ở Thụy Sỹ đó là, dù đất nước
họ văn minh hiện đại đến đâu, cũng mãi mãi chỉ là đất khách quê người.
Dù Hà Nội nhỏ bé, dù Hà Nội của tôi khói bụi mù mịt, vẫn là nơi chúng
tôi mong ngóng trở về.
Thanh Vân đã trở về Hà Nội để chuẩn bị cho sự ra đời của em bé đầu lòng. |
-
Sự thật là như thế. Sau khi học xong lý thuyết, tôi có em bé. Ba tháng
đầu, tôi gần như không thể ăn được bất cứ thứ gì ngoài cà chua và dưa
chuột. Tôi gầy sọp đi. Tôi được giữ lại làm việc trong trường. Hằng
ngày, tôi đi bộ gần như mệt lả để đến được nơi làm việc, và phải làm
việc chân tay khá nhiều. Vợ chồng tôi không thể thích hợp được với đồ
ăn của Thụy Sỹ. Chúng tôi phải đi chợ rất xa để mua được một mớ rau
muống với giá tương đương khoảng 360 ngàn VND/1 mớ. Giá cả ở Thụy Sỹ
đắt đỏ khủng khiếp. Lương của chúng tôi 1500USD/1 tháng nhưng chỉ tương
đương như 1,5 triệu VND ở Hà Nội. Mọi thứ đều phải chi tiêu hết sức
tiết kiệm.
Chồng
tôi xin được việc làm khá xa nhà, đi tàu cao tốc mất hơn 2 tiếng. Ngày
nào anh cũng đi từ 8h sáng đến 10h đêm mới về. Lịch nghỉ không trùng
nhau. Có em bé, lại ở một mình, tôi thấy thật tủi thân. Tôi cố gắng
không khóc nhiều vì sợ con buồn, nhưng nước mắt cứ chảy ra…
Ba
tháng mang thai đầu tiên, Thụy Sỹ phủ trắng tuyết, mỗi lần tuyết tan,
con đường lên, xuống núi trở nên trơn trượt, tôi ngã không biết bao
nhiều lần. Mỗi lần ngã đều sợ tím tái, chỉ biết xoa bụng rối rít “mẹ
xin lỗi, mẹ xin lỗi”. May mà, em bé đã rất biết thương mẹ, nên vẫn lớn
lên khỏe mạnh mỗi ngày…
Thanh Vân đã bước sang tháng mang bầu thứ 6. |
Vân đã từng muốn ở lại Thụy Sỹ 2 năm, cũng từng muốn kế hoạch hóa gia
đình sau 2 năm, có vẻ như em bé đã xuất hiện một cách bất ngờ?
-
Đúng như thế. Sau khi học xong lý thuyết, tôi tốt nghiệp khóa học, vừa
kịp thấy người khang khác. Tôi vẫn nhớ, đó là một ngày tuyết phủ trắng
mái nhà. Tôi đi bộ 1 tiếng rưỡi để đến được một bệnh viện gần đó khám.
Bác sỹ thấy tôi trẻ quá, lại đang là sinh viên đi học, họ nghĩ chắc tôi
lầm lỡ với bạn trai, định đi bỏ… Nên họ cứ lần lữa mãi không gọi tôi
vào phòng khám. Tôi phải giơ nhẫn cưới lên và nói với họ rằng tôi đã 24
tuổi rồi, đã kết hôn. Họ trầm trồ: sao trẻ thế. Và kết quả khám cho
thấy là tôi đã có em bé!
Tôi
lặng người… Bật khóc luôn, vì lúc đó thấy cuộc sống đang khổ quá, sợ
con sẽ khổ. Nhưng tôi có nguyên tắc sống của mình, chỉ có con sau khi
đã cưới chồng, và dù em bé xuất hiện bất ngờ đến đâu, đó cũng là đứa
con đầu tiên của tôi, tôi chào đón con với tất cả sự hồi hộp và hạnh
phúc.
Chồng
tôi sung sướng lắm, khi biết tin là con trai đã lập tức gọi con là cu
Bin! Đó là “nickname” của anh ấy hồi bé. Cảm xúc trong tôi lớn lên mỗi
ngày cùng con. Đã bước sang tháng thứ 6, bây giờ, cu Bin đã biết đạp
“bụp, bụp” vào bụng mẹ rồi. Ai đã từng làm mẹ cũng sẽ hiểu những cảm
xúc ấy, thật nhiều, thật ngọt ngào… nhưng rất khó để diễn tả cụ thể
bằng lời.
"Cảm xúc làm mẹ thật khó diễn tả hết bằng lời..." |
-
Tôi đã dự định ở lại Thụy Sỹ làm việc một năm sau khi học. Nhưng đúng
là cuộc sống ở Thụy Sỹ với tôi quá vất vả. Nhất là khi đã có em bé. Vợ
chồng tôi đã xin nghỉ về Việt Nam để lo cho em bé được chào đời tốt
nhất.
Hai
gia đình cũng sốt ruột lắm. Bố mẹ hai bên muốn tôi về nước để chăm sóc
cho tôi. Thụy Sỹ lạnh lùng thật, nhưng ở đó, tôi có những người bạn là
du học sinh Việt Nam rất tuyệt vời. Nhóm của tôi khoảng 10 người chơi
với nhau. Khi tôi có em bé, các bạn nhiệt tình chăm sóc tôi. Mọi người
cắt cử nhau đưa tôi về qua con đường núi buổi tối, rồi phân công nhau
đi chợ cách đó mấy tiếng đi tàu để mua thức ăn Việt Nam cho tôi… Tôi
thuộc trường hợp hiếm khi đang là sinh viên đã có em bé, nên mọi người
yêu thương lắm.
Trở
về Việt Nam, tôi nhớ nhất là những người bạn tốt ấy. Tôi mong một ngày
sẽ được trở lại Thụy Sỹ, để được ngắm lại những con đường mình đã đi
qua, để được nhìn lại ngôi nhà gỗ nằm trên sườn núi, để được ôn lại
những kỷ niệm với những người bạn tuyệt vời…
Thanh Vân đã tăng 6 kg. |
- Ngày xưa, khi xem phim Ô long viện của
Trung Quốc, tôi đã yêu bé Đàm Tiểu Long bụ bẫm. Tôi đang mơ, khi con
trai ra đời, tôi sẽ cho con mặc quần yếm (không mặc áo), đeo kính đen,
béo mập, cắt tóc trọc đầu giống bé Đàm Tiểu Long trong Ô long viện. Tôi
sẽ dắt con đi chơi khắp nơi… Nghĩ đến đã thấy hạnh phúc rồi (cười lớn).
Về
đồ dùng cho bé, nghe ông bà bảo, phải kiêng qua tháng thứ 7 mới được
sắm, nên tôi để qua tháng thứ 7 mới đi mua đồ cho con. Hai gia đình
mừng lắm. Nhớ hôm tôi về, vì vừa xảy ra vụ máy bay Pháp bị rơi, cả nhà
cứ thấp thỏm lo lắng. Đến khi về đến nhà, cả nhà mừng mừng tủi tủi. Tôi
thì bật khóc luôn. Về được 4-5 ngày, tuy bị mất ngủ ban đêm vì lệch múi
giờ, nhưng tôi đã tăng 2 kg.
Dường
như vẫn đang là một giấc mơ, buổi sáng mở mắt ra, tôi như vẫn thấy ngôi
nhà gỗ, vẫn thấy con đường dẫn xuống núi… Nhưng tôi đã về Hà Nội thật
rồi. Tôi thuộc về Hà Nội. Tôi muốn con trai tôi sẽ chào đời ở đây. Tôi
dự định sẽ đặt tên con là Long, hợp với kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.
Nhưng việc đặt tên cho bé đang là “cuộc chiến tranh giữa các vì sao” ở
nhà tôi, ông bà, bố mẹ mỗi người đều nghĩ ra một cái tên và muốn đặt
cho bé, chưa ai chịu nhường ai (cười).
Tôi
chỉ muốn nói với con trai của mình, “con sẽ được sinh ra giữa Hà Nội,
giữa những ngày tháng thương yêu, hạnh phúc, con trai ạ!”.
Theo Dân Trí