Đáng lẽ, Shani Moran-Simmonds đã là một thiếu nữ mới
lớn, điện thoại di động cầm tay và phòng ngủ thì dán đầy các thần tượng
điện ảnh. Nhưng cô bé chỉ mới gần 3 tuổi, đang chập chững đi, bởi bé có
10 năm trong... trạng thái phôi đông lạnh.
Được thụ tinh bằng phương pháp nhân tạo vào mùa hè
năm 1995, cô bé lẽ ra sắp sửa đón sinh nhật thứ 14 của mình, nhưng thay
vào đó, Shani mới biết đi và thế giới của bé là những đồ chơi ngộ
nghĩnh, bởi bé chỉ được "thả" vào bụng mẹ để thành người vào năm 2005.
Cô bé được xem là một trong những em bé đông lạnh lâu
nhất thế giới. Còn với cha mẹ bé, một thư ký 39 tuổi và một giám đốc
công ty 44 tuổi, sự ra đời của bé vẫn là điều kỳ diệu.
Debbie và Colin, sống gần Birmingham, gặp nhau năm
1987, khi họ mới 17 và 22 tuổi. Năm Debbie 19 tuổi, cô đã biết rằng
mình hầu như không có khả năng mang thai.
Suốt những năm sau đó, việc chữa chạy bệnh tắc vòi
fallop và những lần thụ tinh ống nghiệm đều thất bại. Năm 1995, họ
quyết định cho đông lạnh một số phôi đã thụ tinh, chờ kỹ thuật tiến bộ
hơn. Những năm sau đó, lần lượt các hóa đơn cho việc trữ lạnh phôi được
gửi đến, và vợ chồng Debbie vẫn trả tiền nhưng với hy vọng ít ỏi về
việc có con.
Thậm chí, họ đã chuyển nhà, và xác định tư tưởng sống
vui thú những ngày còn lại với bạn bè, tập thể dục, những kỳ nghỉ và
cuộc sống xã hội mà không có tiếng trẻ.
Trong nỗ lực để làm mẹ, Debbie đã trải qua 18 năm
thất vọng, với hai lần phẫu thuật vòi fallop, một lần mang thai ngoài
tử cung và 4 lần thất bại khi thụ tinh trong ống nghiệm.
"Chấp nhận việc không con, nhưng ở khía cạnh nào đó,
chúng tôi không thể đối mặt với việc sẽ hủy những phôi đông lạnh. Vì
thế, chúng tôi trả tiền cho việc tiếp tục trữ lạnh chúng, và đơn giản
là quên chúng đi trong thời gian đó".
Nhưng mùa thu năm 2005, một lá thư đã làm thay đổi cuộc đời họ - lá thư thông báo đã hết thời gian trữ phôi.
"Chúng tôi thảo luận và nhận ra rằng, nếu các phôi bị
hủy đi, chúng tôi có thể không bao giờ có cơ hội bế trẻ con trong tay
mình nữa". Vì thế, dù rất khó khăn, dù sợ rằng sẽ phải đối mặt với thất
bại lần nữa, nhưng cặp vợ chồng quyết định thử lần cuối.
Tháng 12/2005, các bác sĩ đã rã đông 5 phôi, từng
được trữ lạnh trong hơn một thập kỷ, và chuyển 2 phôi tốt nhất trong đó
vào tử cung của Debbie. Cặp vợ chồng phải đợi 2 tuần để biết nỗ lực của
họ có thành công không.
"Hai tuần đó dài bằng cả cuộc đời", Debbie nhớ lại.
"Và tuần trước lễ Giáng sinh, tôi bắt đầu ra máu, và ngỡ rằng cả thế
giới đã ngừng lại - cảm giác quen thuộc giống những lần thất bại trước
đó.
"Tôi tự hỏi tại sao mình lại mở lòng để hy vọng, để chờ đợi và để thất vọng lần nữa như vậy".
2 ngày trước lễ Giáng sinh, họ đã không tin nổi mắt
mình khi kết quả là một phôi sống sót, và máu ra có thể là do phôi đã
bám vào tử cung.
Ở thời điểm 6 tuần thai, họ nhìn chằm chằm vào nhịp
tim đang đập của bé. "Tôi thưởng thức từng giây phút mang bầu. Tôi
không bao giờ nghĩ rằng mình có thể nhìn thấy bụng to ra hoặc cảm thấy
em bé đang đạp trong cơ thể".
Cuối cùng, tháng 9/2006, Shani ra đời nặng hơn 3 kg.
"Bất cứ khi nào nghe Shani gọi 'mẹ ơi', tôi đều nghĩ
mình thật may mắn làm sao khi được nghe từ đó. Nó đang bước đi, đang là
một điều kỳ diệu. Thật không thể hình dung là nó lại được đông lạnh sau
thời gian dài như thế, khi cuộc sống và giấc mơ của chúng tôi đều đã
tan nát. Nhưng gần như thể con bé chỉ chờ đến đúng thời điểm để đến với
chúng tôi", chị Debbie tâm sự.
"Con bé ra đời sau một chuỗi năm đau khổ - nhưng tôi nghĩ nó xứng đáng với những đau đớn đó".
Sau ngày đó, cặp vợ chồng này tiếp tục cố gắng thụ
thai thêm 3 lần nữa - một với phôi đông lạnh cùng tuổi Shani và 2 lần
với phôi mới, nhưng đều không thành công.
"Chúng tôi muốn có một em trai và em gái cho Shani, nhưng lúc này tôi chỉ tận hưởng từng giây phút làm mẹ".
"Shani nghĩa là Điều kỳ diệu theo tiếng Swahili, và
mỗi lần nhìn bé, tôi lại nhớ tới điều đó. Nếu trời lạnh, chúng tôi đùa
Shani rằng bé không sợ đóng băng, vì đã quá quen với băng giá rồi. Và
nếu ai hỏi con bé bao nhiêu tuổi, tôi thường đùa rằng nó 14", Debbie
nói.
lớn, điện thoại di động cầm tay và phòng ngủ thì dán đầy các thần tượng
điện ảnh. Nhưng cô bé chỉ mới gần 3 tuổi, đang chập chững đi, bởi bé có
10 năm trong... trạng thái phôi đông lạnh.
Được thụ tinh bằng phương pháp nhân tạo vào mùa hè
năm 1995, cô bé lẽ ra sắp sửa đón sinh nhật thứ 14 của mình, nhưng thay
vào đó, Shani mới biết đi và thế giới của bé là những đồ chơi ngộ
nghĩnh, bởi bé chỉ được "thả" vào bụng mẹ để thành người vào năm 2005.
Cô bé được xem là một trong những em bé đông lạnh lâu
nhất thế giới. Còn với cha mẹ bé, một thư ký 39 tuổi và một giám đốc
công ty 44 tuổi, sự ra đời của bé vẫn là điều kỳ diệu.
Bé Shani và cha mẹ, những người đã chờ đợi em suốt 18 năm trời. Ảnh: DailyMail. |
Debbie và Colin, sống gần Birmingham, gặp nhau năm
1987, khi họ mới 17 và 22 tuổi. Năm Debbie 19 tuổi, cô đã biết rằng
mình hầu như không có khả năng mang thai.
Suốt những năm sau đó, việc chữa chạy bệnh tắc vòi
fallop và những lần thụ tinh ống nghiệm đều thất bại. Năm 1995, họ
quyết định cho đông lạnh một số phôi đã thụ tinh, chờ kỹ thuật tiến bộ
hơn. Những năm sau đó, lần lượt các hóa đơn cho việc trữ lạnh phôi được
gửi đến, và vợ chồng Debbie vẫn trả tiền nhưng với hy vọng ít ỏi về
việc có con.
Thậm chí, họ đã chuyển nhà, và xác định tư tưởng sống
vui thú những ngày còn lại với bạn bè, tập thể dục, những kỳ nghỉ và
cuộc sống xã hội mà không có tiếng trẻ.
Trong nỗ lực để làm mẹ, Debbie đã trải qua 18 năm
thất vọng, với hai lần phẫu thuật vòi fallop, một lần mang thai ngoài
tử cung và 4 lần thất bại khi thụ tinh trong ống nghiệm.
"Chấp nhận việc không con, nhưng ở khía cạnh nào đó,
chúng tôi không thể đối mặt với việc sẽ hủy những phôi đông lạnh. Vì
thế, chúng tôi trả tiền cho việc tiếp tục trữ lạnh chúng, và đơn giản
là quên chúng đi trong thời gian đó".
Nhưng mùa thu năm 2005, một lá thư đã làm thay đổi cuộc đời họ - lá thư thông báo đã hết thời gian trữ phôi.
"Chúng tôi thảo luận và nhận ra rằng, nếu các phôi bị
hủy đi, chúng tôi có thể không bao giờ có cơ hội bế trẻ con trong tay
mình nữa". Vì thế, dù rất khó khăn, dù sợ rằng sẽ phải đối mặt với thất
bại lần nữa, nhưng cặp vợ chồng quyết định thử lần cuối.
Tháng 12/2005, các bác sĩ đã rã đông 5 phôi, từng
được trữ lạnh trong hơn một thập kỷ, và chuyển 2 phôi tốt nhất trong đó
vào tử cung của Debbie. Cặp vợ chồng phải đợi 2 tuần để biết nỗ lực của
họ có thành công không.
"Hai tuần đó dài bằng cả cuộc đời", Debbie nhớ lại.
"Và tuần trước lễ Giáng sinh, tôi bắt đầu ra máu, và ngỡ rằng cả thế
giới đã ngừng lại - cảm giác quen thuộc giống những lần thất bại trước
đó.
"Tôi tự hỏi tại sao mình lại mở lòng để hy vọng, để chờ đợi và để thất vọng lần nữa như vậy".
2 ngày trước lễ Giáng sinh, họ đã không tin nổi mắt
mình khi kết quả là một phôi sống sót, và máu ra có thể là do phôi đã
bám vào tử cung.
Ở thời điểm 6 tuần thai, họ nhìn chằm chằm vào nhịp
tim đang đập của bé. "Tôi thưởng thức từng giây phút mang bầu. Tôi
không bao giờ nghĩ rằng mình có thể nhìn thấy bụng to ra hoặc cảm thấy
em bé đang đạp trong cơ thể".
Cuối cùng, tháng 9/2006, Shani ra đời nặng hơn 3 kg.
"Bất cứ khi nào nghe Shani gọi 'mẹ ơi', tôi đều nghĩ
mình thật may mắn làm sao khi được nghe từ đó. Nó đang bước đi, đang là
một điều kỳ diệu. Thật không thể hình dung là nó lại được đông lạnh sau
thời gian dài như thế, khi cuộc sống và giấc mơ của chúng tôi đều đã
tan nát. Nhưng gần như thể con bé chỉ chờ đến đúng thời điểm để đến với
chúng tôi", chị Debbie tâm sự.
"Con bé ra đời sau một chuỗi năm đau khổ - nhưng tôi nghĩ nó xứng đáng với những đau đớn đó".
Sau ngày đó, cặp vợ chồng này tiếp tục cố gắng thụ
thai thêm 3 lần nữa - một với phôi đông lạnh cùng tuổi Shani và 2 lần
với phôi mới, nhưng đều không thành công.
"Chúng tôi muốn có một em trai và em gái cho Shani, nhưng lúc này tôi chỉ tận hưởng từng giây phút làm mẹ".
"Shani nghĩa là Điều kỳ diệu theo tiếng Swahili, và
mỗi lần nhìn bé, tôi lại nhớ tới điều đó. Nếu trời lạnh, chúng tôi đùa
Shani rằng bé không sợ đóng băng, vì đã quá quen với băng giá rồi. Và
nếu ai hỏi con bé bao nhiêu tuổi, tôi thường đùa rằng nó 14", Debbie
nói.