Sở hữu khả năng và đam mê những nghề như người mẫu, ca hát, nhảy múa…, nhiều 9X đã kiếm được không ít tiền từ việc biểu diễn ở các quán bar, vũ trường.
Làm thêm ở vũ trường - mảnh đất hấp dẫn
Các bar có không khí sôi động, các vũ trường có sân khấu lớn là địa điểm lý tưởng cho các học sinh tuổi teen thể hiện những màn trình diễn bốc lửa.
Sau hơn 3 năm học nhảy Hip hop, lập được một nhóm nhảy riêng khá nổi, Mai và các thành viên trong nhóm tự tin nhận các show diễn trong các quán bar, vũ trường từ hơn 1 năm nay.
Nhóm MJ của Bảo Anh trình diễn ở Seventeen Saloon.
Mai nói: “Đầu tiên là diễn ở các bar mới mở, sau đó có mối quan hệ hoặc được người quen giới thiệu, bọn em diễn ở các bar lớn”. Hiện nay, nhóm của Mai hay biểu diễn ở Hồ Gươm Xanh, D&D, Escape…
Sau khi đã có các “mối”, Mai không còn nhận các show diễn nhỏ cho học sinh và sinh viên. Mai cho hay, để kiếm được nhiều tiền thì phải vào những nơi này. Trung bình, nhóm nhảy 5 người của Mai nhận thù lao từ 1,5 đến 2 triệu đồng/mỗi show diễn.
Nhóm Mai rất “máu mê” kiếm tiền, có show diễn nào đều cố gắng thu xếp lịch học, lịch tập, lịch diễn để đáp ứng được đối tác, giữ quan hệ lâu dài. Thậm chí, có bạn còn hi sinh cả thời gian học để tham gia biểu diễn cùng nhóm.
Ngoài trình diễn Hip hop, 9X có thể hát như một ca sĩ hoặc nếu dáng chuẩn có thể trình diễn thời trang.
Hiện là SV Trường CĐ Văn hoá Nghệ thuật Hà Nội, nuôi dưỡng ước mơ sẽ trở thành ca sĩ, Ngọc cho rằng, việc hát ở quán bar là một mũi tên trúng nhiều đích: luyện giọng, quen sân khấu, tập trình diễn, tăng thu nhập, có cơ hội để tiếp cận với những người làm nghệ thuật.
Ngọc tâm sự: “Tại các tụ điểm giải trí này, giới nghệ sĩ đến rất đông, biết đâu mình lại được ai đó “nhắm” rồi nhận làm ông bầu?”.
Ngoài giọng hát, Ngọc còn có vóc dáng của một người mẫu. Vì thế, năm 2007, khi mới 17 tuổi, Ngọc đã bắt đầu đi hát ở bar. Bố mẹ Ngọc phản đối khá gay gắt vì thấy con còn nhỏ, lại sớm tiếp xúc với môi trường nhạy cảm nhưng Ngọc may mắn có “ông bầu” là anh họ nên cuối cùng bố mẹ đã đồng ý.
Nói tới các nhóm nhảy trẻ hiện nay, phải kể tới MJ - một nhóm nhảy với 5 thành viên và người “già” nhất nhóm sinh năm…1991. Nhóm chuyên nhảy các điệu nhảy của ông vua nhạc Pop Micheal Jackson.
Bảo Anh, trưởng nhóm (sinh năm 1992) và là người nhảy chính trong nhóm, cho biết: "Nhóm lập ra được gần 1 năm, ngoài việc trình diễn cho học sinh, SV, nhóm cũng diễn 5, 6 lần tại các quán bar, vũ trường như Seventeen, Làn Sóng Xanh, Z club… Mỗi tối đi biểu diễn như vậy, nhóm em được trả trung bình 1 - 1,5 triệu. Có tuần biểu diễn kín mít 7 buổi tối".
Lợi thế, cạnh tranh, cám dỗ…
Trẻ, khoẻ, nhiệt tình, hết mình, không đòi hỏi mức cát-xê cao – những yếu tố này đủ để các nhà quản lý, kinh doanh quán bar, vũ trường chọn các 9X.
Mai cho biết: “Các nhà quản lý, kinh doanh vũ trường, quán bar rất “nhạy cảm” với tâm lý, xu hướng giải trí. Họ thuê các bạn tuổi teen bạo dạn, thích thể hiện, thích kiếm tiền, thích chơi và chơi được biểu diễn để khuấy động không khí”.
Một điểm nữa là các “nghệ sỹ nghiệp dư tuổi teen” này không “kín lịch” như các ngôi sao, đòi cát-xê không cao, thời gian linh động nên các quán bar rất ưa dùng.
Có không ít lợi thế so với những ca sĩ, nghệ sĩ chuyên nghiệp nhưng các bạn 9X này cũng đối mặt với không ít cạnh tranh, cám dỗ.
Ngọc chia sẻ: “Nhiều đêm show diễn có ca sĩ nổi tiếng xuất hiện. Màn trình diễn của mình cũng bị gạt ra khỏi lịch. Hay trong cùng một đêm, ai cũng “ngấm ngầm” giành nhau để được diễn vào “giờ vàng” (khoảng 10h đêm, khi quán bar bắt đầu đông đúc). Hoặc bọn em phải “quan hệ” thế nào đó thì mới nhận được các show cuối tuần”.
Ngoài ra, trong bối cảnh các nữ sinh bị “ám ảnh” bởi sự nổi tiếng, đua nhau thể hiện để thành hotgirl, mơ làm ngôi sao, ai cũng đua nhau đi diễn, những người như Ngọc, Mai và Bảo Anh cũng luôn phải tạo dấu ấn riêng.
Đặc biệt, khả năng "miễn dịch" của 9X trong môi trường này thường không cao. Bảo Anh tâm sự: "Bởi thế mà có lần em phải tự lôi một bạn diễn là nữ ra khỏi quán bar vì đám thanh niên ở đó sẵn sàng trả nhiều tiền để được "nói chuyện vui vẻ" với bạn ấy".
Hay như Ngọc kể: “Có lần, diễn xong đã 12h đêm, lúc đi ra cửa có một chàng chạy theo xin số điện thoại và muốn đưa về, tỏ vẻ lả lơi. Nhưng em không phải đứa mới vào nghề, nên đã từ chối ngay”.
Học tập: Rẽ thành 2 ngả
Bảo Anh và Ngọc đều là học sinh các trường năng khiếu, việc đi diễn ở quán bar là liều thuốc “kích thích” máu nghề.
Ngọc chia sẻ: “Ngày trước chưa có cơ hội đứng trên sân khấu biểu diễn, rất nóng lòng, sốt ruột. Sau một thời gian được thử làm cái nghề thật của mình sau này, thấy yêu nghề hơn hẳn, thấy cần phấn đấu nhiều hơn nữa”.
Ngọc vẫn thu xếp lịch diễn để lên lớp bình thường, thậm chí còn “áp dụng” được một vài kinh nghiệm thực tế trong quá trình học.
Đối với Bảo Anh, “đây là điều giúp ích nhiều đối với chuyên ngành học (Kèn) của em ở nhạc viện. Sau này, em cũng sẽ phải tự viết ra các bản nhạc, tự phối khí và biểu diễn chúng, y như công việc em đang làm thêm hiện giờ”. Nên việc đi biểu diễn đã kích thích cậu tìm tòi, tự mix các bản nhạc theo ý tưởng riêng.
Với nhóm của Mai, việc học là thứ yếu: “Cả nhóm đều xác định học hết cấp 3 để lấy cái bằng và chiều lòng bố mẹ. Không ai đeo đuổi con đường học hành, thi cử”.
Kết thúc giờ học trên trường, Mai dành thời gian rảnh để ngủ, nghỉ, chiều đi tập, tối đi diễn, không học thêm như bạn bè cùng lớp.
Từ nghề biểu diễn tại các quán bar, Mai tính: "Sau này không biểu diễn nữa, em sẽ giữ các mối quan hệ để nhận show diễn cho các bạn trẻ hơn, có nhu cầu làm thêm. Em ở giữa, sẽ hưởng “hoa hồng”".
Xa hơn nữa, nhóm Mai sẽ mở lớp dạy nhảy Hip hop, nhảy hiện đại. “Tiền tiết kiệm được sẽ đổ vào kinh doanh giải trí – lĩnh vực mà em thực sự muốn”, Mai nói.
Làm thêm ở vũ trường - mảnh đất hấp dẫn
Các bar có không khí sôi động, các vũ trường có sân khấu lớn là địa điểm lý tưởng cho các học sinh tuổi teen thể hiện những màn trình diễn bốc lửa.
Sau hơn 3 năm học nhảy Hip hop, lập được một nhóm nhảy riêng khá nổi, Mai và các thành viên trong nhóm tự tin nhận các show diễn trong các quán bar, vũ trường từ hơn 1 năm nay.
Nhóm MJ của Bảo Anh trình diễn ở Seventeen Saloon.
Mai nói: “Đầu tiên là diễn ở các bar mới mở, sau đó có mối quan hệ hoặc được người quen giới thiệu, bọn em diễn ở các bar lớn”. Hiện nay, nhóm của Mai hay biểu diễn ở Hồ Gươm Xanh, D&D, Escape…
Sau khi đã có các “mối”, Mai không còn nhận các show diễn nhỏ cho học sinh và sinh viên. Mai cho hay, để kiếm được nhiều tiền thì phải vào những nơi này. Trung bình, nhóm nhảy 5 người của Mai nhận thù lao từ 1,5 đến 2 triệu đồng/mỗi show diễn.
Nhóm Mai rất “máu mê” kiếm tiền, có show diễn nào đều cố gắng thu xếp lịch học, lịch tập, lịch diễn để đáp ứng được đối tác, giữ quan hệ lâu dài. Thậm chí, có bạn còn hi sinh cả thời gian học để tham gia biểu diễn cùng nhóm.
Ngoài trình diễn Hip hop, 9X có thể hát như một ca sĩ hoặc nếu dáng chuẩn có thể trình diễn thời trang.
Hiện là SV Trường CĐ Văn hoá Nghệ thuật Hà Nội, nuôi dưỡng ước mơ sẽ trở thành ca sĩ, Ngọc cho rằng, việc hát ở quán bar là một mũi tên trúng nhiều đích: luyện giọng, quen sân khấu, tập trình diễn, tăng thu nhập, có cơ hội để tiếp cận với những người làm nghệ thuật.
Ngọc tâm sự: “Tại các tụ điểm giải trí này, giới nghệ sĩ đến rất đông, biết đâu mình lại được ai đó “nhắm” rồi nhận làm ông bầu?”.
Ngoài giọng hát, Ngọc còn có vóc dáng của một người mẫu. Vì thế, năm 2007, khi mới 17 tuổi, Ngọc đã bắt đầu đi hát ở bar. Bố mẹ Ngọc phản đối khá gay gắt vì thấy con còn nhỏ, lại sớm tiếp xúc với môi trường nhạy cảm nhưng Ngọc may mắn có “ông bầu” là anh họ nên cuối cùng bố mẹ đã đồng ý.
Nói tới các nhóm nhảy trẻ hiện nay, phải kể tới MJ - một nhóm nhảy với 5 thành viên và người “già” nhất nhóm sinh năm…1991. Nhóm chuyên nhảy các điệu nhảy của ông vua nhạc Pop Micheal Jackson.
Bảo Anh, trưởng nhóm (sinh năm 1992) và là người nhảy chính trong nhóm, cho biết: "Nhóm lập ra được gần 1 năm, ngoài việc trình diễn cho học sinh, SV, nhóm cũng diễn 5, 6 lần tại các quán bar, vũ trường như Seventeen, Làn Sóng Xanh, Z club… Mỗi tối đi biểu diễn như vậy, nhóm em được trả trung bình 1 - 1,5 triệu. Có tuần biểu diễn kín mít 7 buổi tối".
Lợi thế, cạnh tranh, cám dỗ…
Trẻ, khoẻ, nhiệt tình, hết mình, không đòi hỏi mức cát-xê cao – những yếu tố này đủ để các nhà quản lý, kinh doanh quán bar, vũ trường chọn các 9X.
Mai cho biết: “Các nhà quản lý, kinh doanh vũ trường, quán bar rất “nhạy cảm” với tâm lý, xu hướng giải trí. Họ thuê các bạn tuổi teen bạo dạn, thích thể hiện, thích kiếm tiền, thích chơi và chơi được biểu diễn để khuấy động không khí”.
Một điểm nữa là các “nghệ sỹ nghiệp dư tuổi teen” này không “kín lịch” như các ngôi sao, đòi cát-xê không cao, thời gian linh động nên các quán bar rất ưa dùng.
Có không ít lợi thế so với những ca sĩ, nghệ sĩ chuyên nghiệp nhưng các bạn 9X này cũng đối mặt với không ít cạnh tranh, cám dỗ.
Ngọc chia sẻ: “Nhiều đêm show diễn có ca sĩ nổi tiếng xuất hiện. Màn trình diễn của mình cũng bị gạt ra khỏi lịch. Hay trong cùng một đêm, ai cũng “ngấm ngầm” giành nhau để được diễn vào “giờ vàng” (khoảng 10h đêm, khi quán bar bắt đầu đông đúc). Hoặc bọn em phải “quan hệ” thế nào đó thì mới nhận được các show cuối tuần”.
Ngoài ra, trong bối cảnh các nữ sinh bị “ám ảnh” bởi sự nổi tiếng, đua nhau thể hiện để thành hotgirl, mơ làm ngôi sao, ai cũng đua nhau đi diễn, những người như Ngọc, Mai và Bảo Anh cũng luôn phải tạo dấu ấn riêng.
Đặc biệt, khả năng "miễn dịch" của 9X trong môi trường này thường không cao. Bảo Anh tâm sự: "Bởi thế mà có lần em phải tự lôi một bạn diễn là nữ ra khỏi quán bar vì đám thanh niên ở đó sẵn sàng trả nhiều tiền để được "nói chuyện vui vẻ" với bạn ấy".
Hay như Ngọc kể: “Có lần, diễn xong đã 12h đêm, lúc đi ra cửa có một chàng chạy theo xin số điện thoại và muốn đưa về, tỏ vẻ lả lơi. Nhưng em không phải đứa mới vào nghề, nên đã từ chối ngay”.
Học tập: Rẽ thành 2 ngả
Bảo Anh và Ngọc đều là học sinh các trường năng khiếu, việc đi diễn ở quán bar là liều thuốc “kích thích” máu nghề.
Ngọc chia sẻ: “Ngày trước chưa có cơ hội đứng trên sân khấu biểu diễn, rất nóng lòng, sốt ruột. Sau một thời gian được thử làm cái nghề thật của mình sau này, thấy yêu nghề hơn hẳn, thấy cần phấn đấu nhiều hơn nữa”.
Ngọc vẫn thu xếp lịch diễn để lên lớp bình thường, thậm chí còn “áp dụng” được một vài kinh nghiệm thực tế trong quá trình học.
Đối với Bảo Anh, “đây là điều giúp ích nhiều đối với chuyên ngành học (Kèn) của em ở nhạc viện. Sau này, em cũng sẽ phải tự viết ra các bản nhạc, tự phối khí và biểu diễn chúng, y như công việc em đang làm thêm hiện giờ”. Nên việc đi biểu diễn đã kích thích cậu tìm tòi, tự mix các bản nhạc theo ý tưởng riêng.
Với nhóm của Mai, việc học là thứ yếu: “Cả nhóm đều xác định học hết cấp 3 để lấy cái bằng và chiều lòng bố mẹ. Không ai đeo đuổi con đường học hành, thi cử”.
Kết thúc giờ học trên trường, Mai dành thời gian rảnh để ngủ, nghỉ, chiều đi tập, tối đi diễn, không học thêm như bạn bè cùng lớp.
Từ nghề biểu diễn tại các quán bar, Mai tính: "Sau này không biểu diễn nữa, em sẽ giữ các mối quan hệ để nhận show diễn cho các bạn trẻ hơn, có nhu cầu làm thêm. Em ở giữa, sẽ hưởng “hoa hồng”".
Xa hơn nữa, nhóm Mai sẽ mở lớp dạy nhảy Hip hop, nhảy hiện đại. “Tiền tiết kiệm được sẽ đổ vào kinh doanh giải trí – lĩnh vực mà em thực sự muốn”, Mai nói.