Người Việt ở chung kết Champions League
Không có cảm giác nào vừa hãnh diện lại xen với những tiếc nuối khi được cầm trên tay đôi vé xem trận chung kết Champions League tuần tới ở Olimpico trong mấy ngày, rồi sau đó phải trao chúng cho những người khác (có tiền) vào xem. Cuộc săn lùng của tôi cuối cùng cũng đã kết thúc trong thắng lợi rực rỡ. Một anh bạn Việt kiều thông báo đã kiếm được không chỉ một, mà 3 đôi vé chung kết Champions League giữa M.U và Barcelona ở Olimpico. Mà đấy không phải là những chiếc vé loại xoàng, không phải ngồi sau gôn, ngồi tít trên tận phía trên của khán đài hay ở một góc chếch nào đó mà việc quan sát trận đấu chỉ còn là thứ yếu (buôn chuyện, đánh nhau và đốt pháo là chủ yếu), mà là những chiếc vé ngồi ở ngay giữa sân, nơi góc nhìn gần như tốt nhất.
Đấy là khán đài Tevere của Olimpico, với giá gốc một vé chỉ 140 euro, nhưng trong thời buổi mà người khôn kẻ khó, con số đã nhanh chóng đội lên 20 lần, lên tới 2.500 euro. Cậu đầu cơ vé, một thanh niên người Ý với một cái nhìn có vẻ bặm trợn và lấc cấc bảo rằng giá 2.500 là “hữu nghị” và nếu không để lại cho chúng tôi thì hắn có thể hét lên đến 3.000 cho ngày hôm sau, để rồi càng đến gần ngày diễn ra trận chung kết, sẽ lên tới không dưới 5.000.
Quả là một đầu tư quá hời. Có thể tin được hắn, một kẻ đã may mắn kiếm được vé ngay khi UEFA rao bán trên mạng vào đầu tháng 3/2009, rằng nếu vào ngày diễn ra trận đấu, vé này có thể bán được gấp 50 giá thực.
Sân Olimpico, nơi diễn ra trận chung kết Champions League mùa giải 2008 - 2009
Phải đến đầu tháng 5, sau vòng bán kết, dân mình mới ào ạt đề nghị mua hộ vé. Câu trả lời của tôi qua mail hoặc điện thoại với họ, thường là “xin lỗi, tôi không kiếm nổi vé” để rồi bây giờ, khi đã có được vé rồi, thì không phải đại gia nào cũng có thể sang được, do quá gần ngày thi đấu, nên khó xin được visa. Một đôi vé đang chờ câu trả lời từ một đại gia ở nhà, người thiết tha muốn bay sang ủng hộ M.U của anh, nhưng chưa có visa. Nhưng đôi vé khác tôi và anh bạn Việt kiều đã có chủ.
Hai đại gia từ Hà Nội sẽ bay sang xem trận chung kết để có thể tự hào rằng sẽ có ít nhất 2 khán giả Việt Nam ngồi trên khán đài của Olimpico rộng lớn cho trận đấu lớn nhất trong năm của bóng đá châu Âu. 5.000 euro cho một đôi vé, 2.000 euro nữa cho vé máy bay, ít nhất 500 euro khác cho dăm ba ngày trong khách sạn 3 sao, cả chục nghìn cho việc đi shopping hàng hiệu Gucci, Armani hay Dolce&Gabbana, tổng cộng “thiệt hại” lên tới vài chục nghìn euro. Con số ấy chẳng thấm tháp là bao so với hầu bao của những người giàu mới nổi ở nước mình.
Chiếc vé màu đỏ ấy giống như một chiếc danh thiếp, với một hệ thống các vi mạch bên trong như của một chiếc SIM điện thoại, để có thể kiểm tra bằng máy ở cổng vào của sân Olimpico. Vé được ép trong một cuốn sách nhỏ có thể cầm tay, viết bằng tiếng Anh và Italia, cung cấp những thông tin chủ yếu nhất về Roma, về Champions League và sân đấu, kèm theo một bản đồ với sơ đồ chi tiết để khán giả có thể tìm ghế ngồi của mình một cách nhanh nhất. Thế mà để có chiếc vé ấy, người ta sẵn sàng bỏ ra vài nghìn đến cả chục nghìn euro-một gia tài thực sự-cho một đêm rực lửa.
Thế mới biết tình yêu có giá không rẻ chút nào. Nhưng đôi vé ấy còn là rẻ so với đôi vé mà chính cậu thanh niên có vẻ mặt lấc cấc và không biết bằng cách nào đã mua được để bây giờ rao bán với giá cắt cổ: giá gốc 400 euro, giá rao 9.000 euro.
Cả một nền công nghiệp phe vé hoạt động hết công suất trong những ngày nóng bỏng Roma, mà nhiệt độ mấy hôm nay đã lên đến 34 độ, nhưng độ ẩm cực thấp, tạo ra một bầu không khí kinh khủng đến nghẹt thở. Câu hỏi cho cậu thanh niên: “Cậu làm gì với mấy nghìn euro tiền chênh lệch?”. Cậu cười dễ thương, không còn cái vẻ lấc cấc nữa: “Đi du lịch”. Phải rồi, đi du lịch, nhờ kiếm được tiền từ các đại gia Việt Nam mà tháng 5 này cũng đi du lịch bóng đá kết hợp với shopping một buổi từ vài nghìn đến vài chục nghìn euro.
Giờ mới thấy tiếc cho chính mình. Biết đến bao giờ mới được gần một trận chung kết Champions League đến thế. Sau hơn một thập kỉ Roma mới lại được đăng cai một trận chung kết Cúp châu Âu. Đã có những trận năm 1984 (Liverpool vô địch), 1996 (Juventus đoạt Cúp), và bây giờ sẽ có Roma 2009. Nếu “máu” hơn chút nữa, săn vé từ hồi tháng 3 để bây giờ bán với giá gấp 20 lần, có phải giàu to không? Đâm ra bây giờ lại đi buôn nước bọt để trở thành “cò” bất đắc dĩ (không đòi một chút phần trăm hoa hồng nào).
Anh bạn Việt kiều của tôi, một “cò” bất đắc dĩ khác, thì quyết định đặt cửa cá độ của hãng SNAI. Anh kết nhất kết quả Barcelona-M.U 1-1 trong 90 phút. Vẫn thấy tiếc, vì cá độ chẳng biết thua hay thắng, nhưng buôn vé chắc chắn có tiền. Vậy là đành cầm vé, chụp ảnh với nó, cười rõ tươi, nhưng vẫn ngậm ngùi vì chẳng thể vào sân vì vé ấy cuối cùng cũng sẽ phải giao cho người khác. Chỉ vì thiếu máu đầu cơ vé và cũng vì chẳng có tiền.
Không có cảm giác nào vừa hãnh diện lại xen với những tiếc nuối khi được cầm trên tay đôi vé xem trận chung kết Champions League tuần tới ở Olimpico trong mấy ngày, rồi sau đó phải trao chúng cho những người khác (có tiền) vào xem. Cuộc săn lùng của tôi cuối cùng cũng đã kết thúc trong thắng lợi rực rỡ. Một anh bạn Việt kiều thông báo đã kiếm được không chỉ một, mà 3 đôi vé chung kết Champions League giữa M.U và Barcelona ở Olimpico. Mà đấy không phải là những chiếc vé loại xoàng, không phải ngồi sau gôn, ngồi tít trên tận phía trên của khán đài hay ở một góc chếch nào đó mà việc quan sát trận đấu chỉ còn là thứ yếu (buôn chuyện, đánh nhau và đốt pháo là chủ yếu), mà là những chiếc vé ngồi ở ngay giữa sân, nơi góc nhìn gần như tốt nhất.
Đấy là khán đài Tevere của Olimpico, với giá gốc một vé chỉ 140 euro, nhưng trong thời buổi mà người khôn kẻ khó, con số đã nhanh chóng đội lên 20 lần, lên tới 2.500 euro. Cậu đầu cơ vé, một thanh niên người Ý với một cái nhìn có vẻ bặm trợn và lấc cấc bảo rằng giá 2.500 là “hữu nghị” và nếu không để lại cho chúng tôi thì hắn có thể hét lên đến 3.000 cho ngày hôm sau, để rồi càng đến gần ngày diễn ra trận chung kết, sẽ lên tới không dưới 5.000.
Quả là một đầu tư quá hời. Có thể tin được hắn, một kẻ đã may mắn kiếm được vé ngay khi UEFA rao bán trên mạng vào đầu tháng 3/2009, rằng nếu vào ngày diễn ra trận đấu, vé này có thể bán được gấp 50 giá thực.
Sân Olimpico, nơi diễn ra trận chung kết Champions League mùa giải 2008 - 2009
Phải đến đầu tháng 5, sau vòng bán kết, dân mình mới ào ạt đề nghị mua hộ vé. Câu trả lời của tôi qua mail hoặc điện thoại với họ, thường là “xin lỗi, tôi không kiếm nổi vé” để rồi bây giờ, khi đã có được vé rồi, thì không phải đại gia nào cũng có thể sang được, do quá gần ngày thi đấu, nên khó xin được visa. Một đôi vé đang chờ câu trả lời từ một đại gia ở nhà, người thiết tha muốn bay sang ủng hộ M.U của anh, nhưng chưa có visa. Nhưng đôi vé khác tôi và anh bạn Việt kiều đã có chủ.
Hai đại gia từ Hà Nội sẽ bay sang xem trận chung kết để có thể tự hào rằng sẽ có ít nhất 2 khán giả Việt Nam ngồi trên khán đài của Olimpico rộng lớn cho trận đấu lớn nhất trong năm của bóng đá châu Âu. 5.000 euro cho một đôi vé, 2.000 euro nữa cho vé máy bay, ít nhất 500 euro khác cho dăm ba ngày trong khách sạn 3 sao, cả chục nghìn cho việc đi shopping hàng hiệu Gucci, Armani hay Dolce&Gabbana, tổng cộng “thiệt hại” lên tới vài chục nghìn euro. Con số ấy chẳng thấm tháp là bao so với hầu bao của những người giàu mới nổi ở nước mình.
Chiếc vé màu đỏ ấy giống như một chiếc danh thiếp, với một hệ thống các vi mạch bên trong như của một chiếc SIM điện thoại, để có thể kiểm tra bằng máy ở cổng vào của sân Olimpico. Vé được ép trong một cuốn sách nhỏ có thể cầm tay, viết bằng tiếng Anh và Italia, cung cấp những thông tin chủ yếu nhất về Roma, về Champions League và sân đấu, kèm theo một bản đồ với sơ đồ chi tiết để khán giả có thể tìm ghế ngồi của mình một cách nhanh nhất. Thế mà để có chiếc vé ấy, người ta sẵn sàng bỏ ra vài nghìn đến cả chục nghìn euro-một gia tài thực sự-cho một đêm rực lửa.
Thế mới biết tình yêu có giá không rẻ chút nào. Nhưng đôi vé ấy còn là rẻ so với đôi vé mà chính cậu thanh niên có vẻ mặt lấc cấc và không biết bằng cách nào đã mua được để bây giờ rao bán với giá cắt cổ: giá gốc 400 euro, giá rao 9.000 euro.
Cả một nền công nghiệp phe vé hoạt động hết công suất trong những ngày nóng bỏng Roma, mà nhiệt độ mấy hôm nay đã lên đến 34 độ, nhưng độ ẩm cực thấp, tạo ra một bầu không khí kinh khủng đến nghẹt thở. Câu hỏi cho cậu thanh niên: “Cậu làm gì với mấy nghìn euro tiền chênh lệch?”. Cậu cười dễ thương, không còn cái vẻ lấc cấc nữa: “Đi du lịch”. Phải rồi, đi du lịch, nhờ kiếm được tiền từ các đại gia Việt Nam mà tháng 5 này cũng đi du lịch bóng đá kết hợp với shopping một buổi từ vài nghìn đến vài chục nghìn euro.
Giờ mới thấy tiếc cho chính mình. Biết đến bao giờ mới được gần một trận chung kết Champions League đến thế. Sau hơn một thập kỉ Roma mới lại được đăng cai một trận chung kết Cúp châu Âu. Đã có những trận năm 1984 (Liverpool vô địch), 1996 (Juventus đoạt Cúp), và bây giờ sẽ có Roma 2009. Nếu “máu” hơn chút nữa, săn vé từ hồi tháng 3 để bây giờ bán với giá gấp 20 lần, có phải giàu to không? Đâm ra bây giờ lại đi buôn nước bọt để trở thành “cò” bất đắc dĩ (không đòi một chút phần trăm hoa hồng nào).
Anh bạn Việt kiều của tôi, một “cò” bất đắc dĩ khác, thì quyết định đặt cửa cá độ của hãng SNAI. Anh kết nhất kết quả Barcelona-M.U 1-1 trong 90 phút. Vẫn thấy tiếc, vì cá độ chẳng biết thua hay thắng, nhưng buôn vé chắc chắn có tiền. Vậy là đành cầm vé, chụp ảnh với nó, cười rõ tươi, nhưng vẫn ngậm ngùi vì chẳng thể vào sân vì vé ấy cuối cùng cũng sẽ phải giao cho người khác. Chỉ vì thiếu máu đầu cơ vé và cũng vì chẳng có tiền.