“Juve là lịch sử bóng đá Italia!”. Với hồi trống thúc quân mạnh mẽ mà Ranieri gióng lên trước giờ xuất trận ấy, bất cứ Juventini nào cũng nuôi giấc mơ được chứng kiến đội bóng con cưng của mình vùng dậy, như một chiếc lò xo cực mạnh bung ra thứ phản lực chết chóc sau khi đã bị dồn nén đến tận cùng, quen thuộc như đã từng quen thuộc trong suốt chiều dài của truyền thống trăm năm lừng lẫy…
1. Và quả thật, tại Olimpico di Torino, ngọn lửa kiêu hãnh trong trái tim những người con xứ Piemonte cũng đã bùng cháy. Sau 19 phút, chiếc lò xo Bianconeri đã bật lại như các tifosi của họ mong đợi, ép Chelsea phải nhận một cú đấm thép tối tăm mặt mũi. Một đợt phản kích sắc như gươm, một pha phối hợp đầy ngẫu hứng, một tuyệt phẩm.
Bàn đạp quật khởi ấy, bệ phóng thành công ấy, khe cửa mở về phía vòng tứ kết ấy là phần thưởng xứng đáng cho sự dũng cảm của Ranieri, khi Tinkerman xua quân nhập trận với sơ đồ phóng khoáng 4-3-1-2, từ bỏ hệ thống 4-4-2 cân bằng ưa thích.
Như Del Piero thổ lộ trong phòng họp báo: “Tôi cảm thấy khó khăn khi chơi sau lưng hai trung phong”, những đợt công kích của Juve không đạt hiệu quả như mong muốn. Người đội trưởng huyền thoại ấy đã bị bao vây, bị cô lập giữa trùng vây của những cái bóng áo xanh vạm vỡ.
Cũng tương tự như thế, khi nghe Ranieri nói: “Điều đáng tiếc nhất là chúng tôi không thể ghi bàn trên sân khách”, người ta hiểu rằng đó chỉ là một sự xoa dịu.
Đơn giản, chấn thương hay thẻ phạt là một phần của cuộc chơi, và ở đấu trường danh giá nhất cựu lục địa này, không ai có quyền kêu ca về vận đen (hay đúng hơn là có quyền, nhưng sẽ chẳng đối thủ nào nhân nhượng hay xót thương).
Đơn giản hơn nữa, chỉ bảy phút sau khi Salihamidzic vào sân, Iaquinta đã kịp thắp lên một ngọn đuốc hy vọng, nhưng Juve của Ranieri không đủ sức giữ cho nó khỏi phụt tắt trong bão tố. Tất cả vẫn nằm trong tay họ, song thay vì chơi chậm lại để giữ chắc những gì mình đã có, sự nôn nóng và bồng bột đã khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ.
Để bị gỡ hòa ngay trước giờ giải lao là một sự tồi tệ. Để bị gỡ hòa bởi cú dứt điểm cận thành của Essien, khi chàng trai này băng vào từ ngoài vòng cầm, ung dung đệm bóng hạ Gigi Buffon mà không bị ngăn trở bởi bất cứ sự truy cản nào còn tồi tệ gấp đôi.
5. Và ở bên kia lằn ranh, dường như Ranieri thúc thủ chấp nhận điều đó. Thật chẳng dễ dàng gì cho ông, khi phải ra quân hướng thẳng vào bão tố mà thiếu vắng hàng loạt trụ cột, nhưng cũng thật khó để ca ngợi ông khi Juve cứ chơi như thế, với một kiểu chơi ấy, một nhịp độ ấy, những hướng tấn công ấy trong suốt cả trận. Đối thủ thích nghi với chúng, còn sau lưng Bianconeri là những khoảng trống mênh mông cứ rộng hoác mãi ra.
Đừng tiếc cho tia hy vọng le lói mà Del Piero thắp lên từ chấm phạt đền, bởi Chelsea đã không buồn tiếc nuối bàn thắng bị tước đoạt của Drogba. Mất Nedved, mất Chiellini và phần còn lại đều đã suy kiệt, vào thời điểm đó, Juve không còn là một đội quân sung mãn và cân bằng, nên có quá ít cơ hội để một điều thần kỳ trở thành hiện thực.
Giovinco rồi Amauri vào sân như những quân bài tuyệt vọng, trong khi ở những lần giãy giụa cuối cùng, điều bất cứ đội bóng nào cũng hướng tới là những pha đưa bóng bổng thẳng vào vòng cấm, lối chơi cần đến sức vóc cũng như khả năng không chiến của Trezeguet hay Iaquinta. Đó là những biểu hiện cùng quẫn, hay là buông xuôi?
Thôi thì hãy ghi nhận những nỗ lực bền bỉ đến khoảnh khắc cuối cùng của Juve, và hãy tin là “Luôn luôn có mùa sau” (Ranieri). Chiếc lò xo thép mang nhãn hiệu Bà Đầm già mùa này, đầy những vết hoen rỉ của thời gian và bị làm suy yếu bởi kết cấu hình thức, đã gãy vụn dưới áp lực khủng khiếp từ phía đối thủ. Cũng cần có thời gian để tái thiết nó một cách hoàn chỉnh. Dù sao, Juve cũng mới chỉ trở lại được hai mùa.
Còn với Chelsea lúc này, dĩ nhiên là một niềm kiêu hãnh mà họ xứng đáng được nhận. Kiêu hãnh như Lampard tuyên bố: “Chơi trên sân khách luôn phải thông minh và mạnh mẽ. Giờ đây, có lẽ chẳng đội bóng nào muốn gặp chúng tôi”.
1. Và quả thật, tại Olimpico di Torino, ngọn lửa kiêu hãnh trong trái tim những người con xứ Piemonte cũng đã bùng cháy. Sau 19 phút, chiếc lò xo Bianconeri đã bật lại như các tifosi của họ mong đợi, ép Chelsea phải nhận một cú đấm thép tối tăm mặt mũi. Một đợt phản kích sắc như gươm, một pha phối hợp đầy ngẫu hứng, một tuyệt phẩm.
Bàn thắng của Iaquinta là một tuyệt phẩm - Ảnh: AP |
Với những Juventini trung thành, pha lập công của Iaquinta gợi lên những hoài niệm tươi đẹp về “trận pháp” này gần một năm trước, cũng trong một cuộc đối đầu đỉnh cao, khi Juve quật đổ AS Roma tại Serie A.
Tới lúc đó, không có lý do gì để đoàn quân Đen – Trắng không được phép lạc quan. Ranieri có vẻ như đã đúng, và những người đứng sau lưng Juve cũng vậy. Như cựu hậu vệ Toricelli “Juve hãy tấn công!”, như “bố già” Luciano Moggi "Tôi tin vào cơ hội của Juve”, như Marcelo Lippi lừng lẫy "Juve có thể vượt qua khó khăn”; hoặc thậm chí là như Salomon Kalou của chính Chelsea: “Juve là một cạm bẫy, bởi họ đầy kinh nghiệm và sở hữu những nhân vật thượng thặng”.
Đó cũng là khoảng thời gian mà Drogba, Cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu, phải thừa nhận: “Cho tới khi họ vượt lên dẫn trước, chúng tôi không biết mình thật sự nên làm gì, tấn công hay không”.
2. Tuy nhiên, trong một cái nhìn trung lập và không bị chi phối bởi cảm xúc, người ta có thể thấy những khía cạnh khác về khoảng thời gian bão dập gió vùi mà La Vecchia Signora cố gắng áp đặt lên phần sân của các vị khách London.
Pha kết thúc gọn ghẽ của Iaquinta là một phần thưởng, chứ không phải là một hệ quả của khuynh hướng chiến thuật 4-3-3, canh bạc tất tay của Ranieri. Bàn thắng ấy đến từ một đợt phản kích kỳ diệu, với sự thăng hoa của riêng hai cá nhân trên tuyến đầu; chứ không phải từ một đợt tấn công gây sức ép mạnh mẽ với những pha phối hợp nhóm bài bản, với số đông nhân lực tham gia.
Tới lúc đó, không có lý do gì để đoàn quân Đen – Trắng không được phép lạc quan. Ranieri có vẻ như đã đúng, và những người đứng sau lưng Juve cũng vậy. Như cựu hậu vệ Toricelli “Juve hãy tấn công!”, như “bố già” Luciano Moggi "Tôi tin vào cơ hội của Juve”, như Marcelo Lippi lừng lẫy "Juve có thể vượt qua khó khăn”; hoặc thậm chí là như Salomon Kalou của chính Chelsea: “Juve là một cạm bẫy, bởi họ đầy kinh nghiệm và sở hữu những nhân vật thượng thặng”.
Đó cũng là khoảng thời gian mà Drogba, Cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu, phải thừa nhận: “Cho tới khi họ vượt lên dẫn trước, chúng tôi không biết mình thật sự nên làm gì, tấn công hay không”.
2. Tuy nhiên, trong một cái nhìn trung lập và không bị chi phối bởi cảm xúc, người ta có thể thấy những khía cạnh khác về khoảng thời gian bão dập gió vùi mà La Vecchia Signora cố gắng áp đặt lên phần sân của các vị khách London.
Pha kết thúc gọn ghẽ của Iaquinta là một phần thưởng, chứ không phải là một hệ quả của khuynh hướng chiến thuật 4-3-3, canh bạc tất tay của Ranieri. Bàn thắng ấy đến từ một đợt phản kích kỳ diệu, với sự thăng hoa của riêng hai cá nhân trên tuyến đầu; chứ không phải từ một đợt tấn công gây sức ép mạnh mẽ với những pha phối hợp nhóm bài bản, với số đông nhân lực tham gia.
Del Piero bị cô lập giữa vòng vây áo xanh - Ảnh: Getty |
Anh chạy tới 10, 87 km, nhưng chỉ chuyền chính xác được 29/45 lần, đạt một hiệu suất không mấy tự hào là 64%, bị phạm lỗi 5 lần và phạm lỗi với đối thủ tới 7 lần (những chỉ số phần nào lột tả sự bất lực).
Thường thì khi Del Piero bị vô hiệu hóa, Juve trông chờ vào sức sáng tạo của Camoranesi hay sự tận tụy của Nedved để tạo nên đột biến từ tuyến giữa. Camoranesi không thể ra sân, còn lão tướng người Czech chỉ có thể hiện diện 12 phút, trước khi vĩnh viễn từ giã Champions League.
Hình ảnh anh lặng lẽ cúi đầu đi vào đường hầm như một đám mây đen, một dự cảm u ám mà kể cả vầng hào quang rạng rỡ quanh bàn thắng của Iaquinta cũng không thể hoàn toàn xóa nhòa. Cùng với dòng chảy của cuộc giao tranh, những ký ức cay đắng gắn với sự vắng mặt của Nedved cuối mùa 2002-2003 càng hiện hữu một cách rõ rệt.
3. Nedved rời sân chỉ sau 12 phút hiển nhiên là một tổn thất trầm trọng, một mất mát không thể bù đắp đối với Juve, đặc biệt là về mặt tinh thần. Thế nhưng, đó lại không thể là lý do bào chữa về cho việc Lão phu nhân không thể có mặt trong danh sách tám đội bóng mạnh nhất châu Âu.
Hình ảnh anh lặng lẽ cúi đầu đi vào đường hầm như một đám mây đen, một dự cảm u ám mà kể cả vầng hào quang rạng rỡ quanh bàn thắng của Iaquinta cũng không thể hoàn toàn xóa nhòa. Cùng với dòng chảy của cuộc giao tranh, những ký ức cay đắng gắn với sự vắng mặt của Nedved cuối mùa 2002-2003 càng hiện hữu một cách rõ rệt.
3. Nedved rời sân chỉ sau 12 phút hiển nhiên là một tổn thất trầm trọng, một mất mát không thể bù đắp đối với Juve, đặc biệt là về mặt tinh thần. Thế nhưng, đó lại không thể là lý do bào chữa về cho việc Lão phu nhân không thể có mặt trong danh sách tám đội bóng mạnh nhất châu Âu.
Đá 12 phút và Nedved phải giã từ Champions League vì chấn thương - Ảnh: AP |
Đơn giản, chấn thương hay thẻ phạt là một phần của cuộc chơi, và ở đấu trường danh giá nhất cựu lục địa này, không ai có quyền kêu ca về vận đen (hay đúng hơn là có quyền, nhưng sẽ chẳng đối thủ nào nhân nhượng hay xót thương).
Đơn giản hơn nữa, chỉ bảy phút sau khi Salihamidzic vào sân, Iaquinta đã kịp thắp lên một ngọn đuốc hy vọng, nhưng Juve của Ranieri không đủ sức giữ cho nó khỏi phụt tắt trong bão tố. Tất cả vẫn nằm trong tay họ, song thay vì chơi chậm lại để giữ chắc những gì mình đã có, sự nôn nóng và bồng bột đã khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ.
Để bị gỡ hòa ngay trước giờ giải lao là một sự tồi tệ. Để bị gỡ hòa bởi cú dứt điểm cận thành của Essien, khi chàng trai này băng vào từ ngoài vòng cầm, ung dung đệm bóng hạ Gigi Buffon mà không bị ngăn trở bởi bất cứ sự truy cản nào còn tồi tệ gấp đôi.
Juve - khách quen của danh vọng trong những ngày vàng son, như người ta thường hình dung, luôn là một thực thể lạnh lùng, lì lợm, tỉnh táo, chặt chẽ, sẵn sàng bóp nghẹt trận đấu, mài mòn nguồn hưng phấn của đối thủ và dẫn dụ họ vào bẫy, chứ không phải ngược lại.
4. Khi Essien ghi bàn, Marchisio đang ở đâu? Là một gương mặt trẻ đầy tiềm năng, nhưng vốn liếng kinh nghiệm của anh tại Champions League được bao nhiêu trận?
4. Khi Essien ghi bàn, Marchisio đang ở đâu? Là một gương mặt trẻ đầy tiềm năng, nhưng vốn liếng kinh nghiệm của anh tại Champions League được bao nhiêu trận?
Khi Essien ghi bàn, Marchisio ở đâu? - Ảnh: AFP |
Vị trí cốt tử ở dưới đáy hàng tiền vệ được giao cho một mình anh liệu có là quá phiêu lưu, khoảng trống mà Sissoko để lại liệu có là quá rộng lớn? Và việc Poulsen, người ít nhất cũng đã từng là xương sống của Sevilla tung hoành ngang dọc, phải ngồi trên ghế dự bị, liệu có là phí phạm?
Ranieri “không thể đòi hỏi thêm gì ở các cầu thủ”, nhưng có lẽ các Juventini sẽ có một chút thất vọng với ông, đặc biệt là khi đặt vào sự so sánh với người đồng nhiệm bên kia chiến tuyến.
Mới chân ướt chân ráo đến Stamford Bridge, nhưng Hiddink đã chứng tỏ rằng ông biết rất rõ những gì mình muốn. Sự hụt hơi ở hiệp hai trận lượt đi đã được cẩn thận san lấp ở trận lượt về này bằng một hàng tiền vệ bốn người gồm toàn các chuyên gia chơi ở trung tâm, toàn những pho tượng lực lưỡng và vạm vỡ. Và như người ta đã thấy, khi Chelsea tăng tốc, cái giá đỡ ba người ở khu trung tuyến của Juve hiển nhiên là phía bị dồn ép, để rồi buộc phải phạm sai lầm.
“Chelsea sẽ tới Torino để tấn công”- Hiddink đã nói như thế. Có thể những gì diễn ra trong 20 phút đầu không phải là một thế trận như ý, nhưng lần giở lại sự nghiệp của “Người Hà Lan bay” này (ĐT Australia ở World Cup 2006 hay ĐT Nga ở EURO 2008), người ta có thể nhận thấy rằng “độc chiêu” của ông luôn là tung đòn quyết định vào những phút cuối, sau những màn tra tấn thể lực đến kiệt quệ.
“Voi chiến” Drogba đã giúp ông không phải lao tâm khổ tứ đến thế (mặc dù cho đến tiếng còi mãn cuộc, ông vẫn còn một suất thay người chưa sử dụng), nhưng chỉ riêng anh cũng đã đủ là một hung thần. Chiellini ngã sấp mặt ngay trong lần một chọi một đầu tiên, và sau khi hậu vệ trụ cột này rời sân, chẳng ai còn đủ sung mãn để cản tiền đạo Bờ Biển Ngà nữa.
Với ưu thế đã có từ trận lượt đi, với chiều sâu và bề dày lực lượng, với những khả năng trù hoạch chiến lược, trong cả trận, chưa lúc nào Hiddink thực sự ở thế hạ phong.
Ranieri “không thể đòi hỏi thêm gì ở các cầu thủ”, nhưng có lẽ các Juventini sẽ có một chút thất vọng với ông, đặc biệt là khi đặt vào sự so sánh với người đồng nhiệm bên kia chiến tuyến.
Mới chân ướt chân ráo đến Stamford Bridge, nhưng Hiddink đã chứng tỏ rằng ông biết rất rõ những gì mình muốn. Sự hụt hơi ở hiệp hai trận lượt đi đã được cẩn thận san lấp ở trận lượt về này bằng một hàng tiền vệ bốn người gồm toàn các chuyên gia chơi ở trung tâm, toàn những pho tượng lực lưỡng và vạm vỡ. Và như người ta đã thấy, khi Chelsea tăng tốc, cái giá đỡ ba người ở khu trung tuyến của Juve hiển nhiên là phía bị dồn ép, để rồi buộc phải phạm sai lầm.
“Chelsea sẽ tới Torino để tấn công”- Hiddink đã nói như thế. Có thể những gì diễn ra trong 20 phút đầu không phải là một thế trận như ý, nhưng lần giở lại sự nghiệp của “Người Hà Lan bay” này (ĐT Australia ở World Cup 2006 hay ĐT Nga ở EURO 2008), người ta có thể nhận thấy rằng “độc chiêu” của ông luôn là tung đòn quyết định vào những phút cuối, sau những màn tra tấn thể lực đến kiệt quệ.
“Voi chiến” Drogba đã giúp ông không phải lao tâm khổ tứ đến thế (mặc dù cho đến tiếng còi mãn cuộc, ông vẫn còn một suất thay người chưa sử dụng), nhưng chỉ riêng anh cũng đã đủ là một hung thần. Chiellini ngã sấp mặt ngay trong lần một chọi một đầu tiên, và sau khi hậu vệ trụ cột này rời sân, chẳng ai còn đủ sung mãn để cản tiền đạo Bờ Biển Ngà nữa.
Với ưu thế đã có từ trận lượt đi, với chiều sâu và bề dày lực lượng, với những khả năng trù hoạch chiến lược, trong cả trận, chưa lúc nào Hiddink thực sự ở thế hạ phong.
Ranieri chấp nhận phần thua trong cuộc đấu trí với Hiddink - Ảnh: Reuters |
Đừng tiếc cho tia hy vọng le lói mà Del Piero thắp lên từ chấm phạt đền, bởi Chelsea đã không buồn tiếc nuối bàn thắng bị tước đoạt của Drogba. Mất Nedved, mất Chiellini và phần còn lại đều đã suy kiệt, vào thời điểm đó, Juve không còn là một đội quân sung mãn và cân bằng, nên có quá ít cơ hội để một điều thần kỳ trở thành hiện thực.
Giovinco rồi Amauri vào sân như những quân bài tuyệt vọng, trong khi ở những lần giãy giụa cuối cùng, điều bất cứ đội bóng nào cũng hướng tới là những pha đưa bóng bổng thẳng vào vòng cấm, lối chơi cần đến sức vóc cũng như khả năng không chiến của Trezeguet hay Iaquinta. Đó là những biểu hiện cùng quẫn, hay là buông xuôi?
Thôi thì hãy ghi nhận những nỗ lực bền bỉ đến khoảnh khắc cuối cùng của Juve, và hãy tin là “Luôn luôn có mùa sau” (Ranieri). Chiếc lò xo thép mang nhãn hiệu Bà Đầm già mùa này, đầy những vết hoen rỉ của thời gian và bị làm suy yếu bởi kết cấu hình thức, đã gãy vụn dưới áp lực khủng khiếp từ phía đối thủ. Cũng cần có thời gian để tái thiết nó một cách hoàn chỉnh. Dù sao, Juve cũng mới chỉ trở lại được hai mùa.
Còn với Chelsea lúc này, dĩ nhiên là một niềm kiêu hãnh mà họ xứng đáng được nhận. Kiêu hãnh như Lampard tuyên bố: “Chơi trên sân khách luôn phải thông minh và mạnh mẽ. Giờ đây, có lẽ chẳng đội bóng nào muốn gặp chúng tôi”.