Nguyên đã đứng ở dưới nhà Thy từ sáng đến bây giờ, chính xác là 8 giờ 37 phút tối có lẻ, dưới cả cái nóng như đổ lửa, mồ hôi ướt lưng áo và cơn mưa hè của Sài Gòn làm gương mặt Nguyên ướt đẫm. 8 giờ 38 phút rồi, kim đồng hồ đã nhích thêm một chút, mưa cũng đã đổ nhiều hơn rất nhiều cái một chút đó, nhưng Nguyên vẫn đứng đó, dưới giàn bông giấy duy nhất của con hẻm này và hình như chưa có dấu hiệu gì là sẽ bỏ cuộc.
Điện thoại Thy đã có hơn chục cuộc gọi nhỡ và rất nhiều tin nhắn chưa đọc đến từ một số máy quen thuộc. Và Thy vẫn lạnh lùng ngồi yên trước màn hình máy vi tính. Nhưng như những lúc Thy vờ vô tình đi ngang qua cửa sổ, vô tình nhìn xuống dưới đường, những con chữ trên cửa sổ Word hiện lên không rõ nghĩa. Nhưng Thy không cho phép mình tha thứ cho Nguyên một lần nữa. Đã biết bao lần xin lỗi, tha lỗi rồi lại như cũ. Đã biết bao lần Thy nằm khóc, mẹ biết chuyện, vuốt tóc an ủi con gái rồi chép miệng: “Hai dứa yêu nhau mà cứ như đóng kịch, không yêu nữa thì thôi hẳn đi”.
Những ngày bên nhau trong mưa...
Nếu có trách, chắc Thy sẽ trách ngày đó, một ngày của ba năm về trước. Dẫu biết tình yêu của những cô cậu học trò cấp 3 như một thứ quà bánh, một thứ trò chơi, cả thèm chóng chán. Nhưng từ phút đầu gặp Nguyên, cậu học trò giỏi toán, muốn thi khối A nhưng phải vào học lớp ban B của trường vì mong muốn của ba mẹ, Thy đã cảm nhận một điều gì rất khác. Rồi cô Trang - mẹ Nguyên, nhưng cũng là cô giáo dạy đội tuyển Anh của Thy – sau nhiều lần làm đủ cách cũng không cải thiện được tình hình học tập của Nguyên, đành nhờ cô trò cưng kèm Văn và Anh văn cho đứa con trai bướng bỉnh. Và tình yêu đến như một cơn gió lạ.
Bất trị và thừa kiêu hãnh - đó là hai cụm từ ba mẹ Nguyên nói tóm gọn về cậu con trai thứ của mình. Yêu Nguyên một thời gian đủ để Thy hiểu điều đó xuất phát từ bản thân sống thiên về cảm tính nhiều khi đến mức vô lý của Nguyên.
Tình yêu của Thy và Nguyên thì giống như nam châm hơn, hai cực trái dấu thì hút nhau. Rằng thì có những lúc Thy cảm thấy mình hạnh phúc nhất khi Nguyên chạy xe khắp thành phố từ 6 giờ sáng một ngày chủ nhật chỉ để kiếm những bó hoa hoàng anh màu tím cho Thy, những bó hoa được hái đâu đó, đơn giản và không trang trí cầu kì. Rằng thì có những lúc chỉ cần Thy nói cần đi loanh quanh một chút, chỉ cần Thy nói rằng “Em đang “xì – trét” lắm nè”, Nguyên sẵn sàng im lặng để Thy trút nỗi bực bội về những chuyện cả nghiêm chỉnh lẫn rất vớ vẩn. Rằng thì đã ba giao thừa rồi, lúc nào cũng có bàn tay Nguyên siết chặt cùng ngắm pháo hoa và ước rất những điều rất vu vơ, giản dị. Rằng những sáng cuối tuần, hai đứa ra quán café hẻm, những chiếc ghế nhựa thấp lè tè màu xanh màu đỏ, những ly cà phê đá cũ nhưng thơm ngon hơn bất kì hàng hiệu nổi tiếng nào, mỗi đứa một tờ báo, thỉnh thoảng đọc đến một đoạn hay, Thy lại kéo tay áo Nguyên “Anh, anh, cái này hay nè….” hay ngược lại. Rằng những ngày trở lạnh, dù ho sù sụ và hắt xì liên tục, Nguyên vẫn bướng bỉnh nói không với những viên thuốc, chỉ đòi ăn cháo trắng lá dứa, thế là hai đứa lại chạy ra Hàng Xanh ăn cháo trắng lá dứa, hột vịt muối và cả món cá kho mằn mặn thật nhiều tiêu và ớt.
Nhưng rồi chính Thy cũng lờ mờ nhận ra sự khác biệt đó giữa hai đứa, giữa cảm tính và lý trí. Những cuộc cãi vả, giận hờn đến như điều tất nhiên. Và cũng đã hai lần hai đứa chia tay vì sự kiêu hãnh, bướng bỉnh và cảm tính của Nguyên rồi lại quay trở lại. Có lẽ tình yêu đầu đời là kẹo the có vẻ ngoài trong suốt hấp dẫn chăng ?
Điện thoại nhà đổ những hồi chuông gấp gáp nhưng có lẽ hôm nay nó đã quá quen thuộc với nhà Thy. Mẹ lại nghe máy nhưng lần này không phải là câu từ chối mà mẹ bắt Thy nghe cho bằng được. Cầm điện thoại “mẹ bồng con”, Thy bước ra đứng bên cửa sổ, nơi mỗi tối Nguyên đưa Thy về nhà, Thy chạy vội lên đây, nhìn xuống dưới vẫy tay giục Nguyên về nhà bởi biết Nguyên sẽ đứng đó chờ thật lâu rồi mới yên tâm chạy xe đi.
“Anh xin lỗi… dù anh biết nó thừa thãi với em lúc này” – Không rào đón, Nguyên nói vội vàng vì sợ Thy lại cúp máy.
“… và nhàm chán nữa. Lại xin lỗi, anh đã xin lỗi lần thứ mấy rồi Nguyên, em quá mệt mỏi vì những lời xin lỗi của anh quá rồi” – Thy đã định im lặng, nhưng rồi tất cả tuôn ra như quả bong bóng thổi căng bị bể.
Nguyên im lặng một giây rồi nói tiếp:
“Anh thực sự rất yêu em! Một cơ hội nữa thôi được không em?”
“Lần thứ 3 rồi Nguyên à. Em thật sự mệt mỏi và ngột ngạt… Có lẽ tụi mình nên chia tay…”
... giờ chỉ còn mình Nguyên mà thôi.
Tít tít tít… vô vọng và chỉ là sự vô vọng cùng cực mà thôi. Thy nhìn xuống đường, dáng Nguyên giữa cơn mưa trông hiu quạnh và cô đơn đến lạ. Nguyên thất vọng ngồi bệt xuống bậc thềm trước nhà Thy, mặt gục xuống. Nhưng Thy à, đã biết bao lần như thế rồi, đã biết bao lời hứa hẹn… Thy tự nhủ. Yêu là sự chấp nhận, sự cảm thông nhưng không phải là sự chịu đựng, là sự mệt mỏi. Yêu là cả những giận hờn, những lời xin lỗi nhưng không phải là dùng dằng hợp – tan.
Thy bấm số của cô Trang:
“Cô ơi, Nguyên đang ở dưới nhà con. Cô gọi Nguyên về đi, trời thì mưa lớn...”
“Nó sẽ không chịu về đâu, con biết mà. Cứ kệ nó, cũng đã đến lúc sự kiêu hãnh của nó nhận một gáo nước lạnh con à.”
Và có lẽ cũng đã đến lúc Thy buông tay. Sẽ không có một cơ hội nữa cho Thy và Nguyên, Thy tự nhủ. Mưa càng lớn hơn khi càng trôi về đêm và hình như mưa đang khóc. Khóc cho một chuyện tình đã vỡ tan như bong bóng mùa mưa. Thy khẽ mỉm cười và thầm nghĩ, chia tay có lẽ là sự bắt đầu cho hai đứa trẻ con yêu nhau trong mùa mưa.
Điện thoại Thy đã có hơn chục cuộc gọi nhỡ và rất nhiều tin nhắn chưa đọc đến từ một số máy quen thuộc. Và Thy vẫn lạnh lùng ngồi yên trước màn hình máy vi tính. Nhưng như những lúc Thy vờ vô tình đi ngang qua cửa sổ, vô tình nhìn xuống dưới đường, những con chữ trên cửa sổ Word hiện lên không rõ nghĩa. Nhưng Thy không cho phép mình tha thứ cho Nguyên một lần nữa. Đã biết bao lần xin lỗi, tha lỗi rồi lại như cũ. Đã biết bao lần Thy nằm khóc, mẹ biết chuyện, vuốt tóc an ủi con gái rồi chép miệng: “Hai dứa yêu nhau mà cứ như đóng kịch, không yêu nữa thì thôi hẳn đi”.
Những ngày bên nhau trong mưa...
Nếu có trách, chắc Thy sẽ trách ngày đó, một ngày của ba năm về trước. Dẫu biết tình yêu của những cô cậu học trò cấp 3 như một thứ quà bánh, một thứ trò chơi, cả thèm chóng chán. Nhưng từ phút đầu gặp Nguyên, cậu học trò giỏi toán, muốn thi khối A nhưng phải vào học lớp ban B của trường vì mong muốn của ba mẹ, Thy đã cảm nhận một điều gì rất khác. Rồi cô Trang - mẹ Nguyên, nhưng cũng là cô giáo dạy đội tuyển Anh của Thy – sau nhiều lần làm đủ cách cũng không cải thiện được tình hình học tập của Nguyên, đành nhờ cô trò cưng kèm Văn và Anh văn cho đứa con trai bướng bỉnh. Và tình yêu đến như một cơn gió lạ.
Bất trị và thừa kiêu hãnh - đó là hai cụm từ ba mẹ Nguyên nói tóm gọn về cậu con trai thứ của mình. Yêu Nguyên một thời gian đủ để Thy hiểu điều đó xuất phát từ bản thân sống thiên về cảm tính nhiều khi đến mức vô lý của Nguyên.
Tình yêu của Thy và Nguyên thì giống như nam châm hơn, hai cực trái dấu thì hút nhau. Rằng thì có những lúc Thy cảm thấy mình hạnh phúc nhất khi Nguyên chạy xe khắp thành phố từ 6 giờ sáng một ngày chủ nhật chỉ để kiếm những bó hoa hoàng anh màu tím cho Thy, những bó hoa được hái đâu đó, đơn giản và không trang trí cầu kì. Rằng thì có những lúc chỉ cần Thy nói cần đi loanh quanh một chút, chỉ cần Thy nói rằng “Em đang “xì – trét” lắm nè”, Nguyên sẵn sàng im lặng để Thy trút nỗi bực bội về những chuyện cả nghiêm chỉnh lẫn rất vớ vẩn. Rằng thì đã ba giao thừa rồi, lúc nào cũng có bàn tay Nguyên siết chặt cùng ngắm pháo hoa và ước rất những điều rất vu vơ, giản dị. Rằng những sáng cuối tuần, hai đứa ra quán café hẻm, những chiếc ghế nhựa thấp lè tè màu xanh màu đỏ, những ly cà phê đá cũ nhưng thơm ngon hơn bất kì hàng hiệu nổi tiếng nào, mỗi đứa một tờ báo, thỉnh thoảng đọc đến một đoạn hay, Thy lại kéo tay áo Nguyên “Anh, anh, cái này hay nè….” hay ngược lại. Rằng những ngày trở lạnh, dù ho sù sụ và hắt xì liên tục, Nguyên vẫn bướng bỉnh nói không với những viên thuốc, chỉ đòi ăn cháo trắng lá dứa, thế là hai đứa lại chạy ra Hàng Xanh ăn cháo trắng lá dứa, hột vịt muối và cả món cá kho mằn mặn thật nhiều tiêu và ớt.
Nhưng rồi chính Thy cũng lờ mờ nhận ra sự khác biệt đó giữa hai đứa, giữa cảm tính và lý trí. Những cuộc cãi vả, giận hờn đến như điều tất nhiên. Và cũng đã hai lần hai đứa chia tay vì sự kiêu hãnh, bướng bỉnh và cảm tính của Nguyên rồi lại quay trở lại. Có lẽ tình yêu đầu đời là kẹo the có vẻ ngoài trong suốt hấp dẫn chăng ?
Điện thoại nhà đổ những hồi chuông gấp gáp nhưng có lẽ hôm nay nó đã quá quen thuộc với nhà Thy. Mẹ lại nghe máy nhưng lần này không phải là câu từ chối mà mẹ bắt Thy nghe cho bằng được. Cầm điện thoại “mẹ bồng con”, Thy bước ra đứng bên cửa sổ, nơi mỗi tối Nguyên đưa Thy về nhà, Thy chạy vội lên đây, nhìn xuống dưới vẫy tay giục Nguyên về nhà bởi biết Nguyên sẽ đứng đó chờ thật lâu rồi mới yên tâm chạy xe đi.
“Anh xin lỗi… dù anh biết nó thừa thãi với em lúc này” – Không rào đón, Nguyên nói vội vàng vì sợ Thy lại cúp máy.
“… và nhàm chán nữa. Lại xin lỗi, anh đã xin lỗi lần thứ mấy rồi Nguyên, em quá mệt mỏi vì những lời xin lỗi của anh quá rồi” – Thy đã định im lặng, nhưng rồi tất cả tuôn ra như quả bong bóng thổi căng bị bể.
Nguyên im lặng một giây rồi nói tiếp:
“Anh thực sự rất yêu em! Một cơ hội nữa thôi được không em?”
“Lần thứ 3 rồi Nguyên à. Em thật sự mệt mỏi và ngột ngạt… Có lẽ tụi mình nên chia tay…”
... giờ chỉ còn mình Nguyên mà thôi.
Tít tít tít… vô vọng và chỉ là sự vô vọng cùng cực mà thôi. Thy nhìn xuống đường, dáng Nguyên giữa cơn mưa trông hiu quạnh và cô đơn đến lạ. Nguyên thất vọng ngồi bệt xuống bậc thềm trước nhà Thy, mặt gục xuống. Nhưng Thy à, đã biết bao lần như thế rồi, đã biết bao lời hứa hẹn… Thy tự nhủ. Yêu là sự chấp nhận, sự cảm thông nhưng không phải là sự chịu đựng, là sự mệt mỏi. Yêu là cả những giận hờn, những lời xin lỗi nhưng không phải là dùng dằng hợp – tan.
Thy bấm số của cô Trang:
“Cô ơi, Nguyên đang ở dưới nhà con. Cô gọi Nguyên về đi, trời thì mưa lớn...”
“Nó sẽ không chịu về đâu, con biết mà. Cứ kệ nó, cũng đã đến lúc sự kiêu hãnh của nó nhận một gáo nước lạnh con à.”
Và có lẽ cũng đã đến lúc Thy buông tay. Sẽ không có một cơ hội nữa cho Thy và Nguyên, Thy tự nhủ. Mưa càng lớn hơn khi càng trôi về đêm và hình như mưa đang khóc. Khóc cho một chuyện tình đã vỡ tan như bong bóng mùa mưa. Thy khẽ mỉm cười và thầm nghĩ, chia tay có lẽ là sự bắt đầu cho hai đứa trẻ con yêu nhau trong mùa mưa.